Đối với hệ thống cơ sở vật chất
Hệ thống cơ sở vật chất trong khách sạn bao gồm các vật dụng đắt tiền hay rẻ tiền mau hỏng.Chính vì vậy để nâng cao chấtlượng của hệ thống cơ sỏ vật chất kĩ thuật thì khách sạn sử dụng đồng thời 2 phương pháp đó là định kì bảo dưỡng đi kèm với kiểm tra giám sát và thay mới. Để định kì bảo dưỡng thì khách sạn lập ra một bộ phận sửa chữa có nhiệm vụ sửa chữa những hỏng hóc của các thiết bị kĩ thuật đắt tiền còn với các thiết bị rẻ tiền thì các bộ phận trong khách sạn khi thấy hư hỏng thì báo ngay cho bộ phận đón tiếp để bộ phận này có kế hoạch báo cáo lên cấp trên để thay thế kịp thời
Đối với quy trình phục vụ
Khách sạn không ngừng tìm cách khắc phục những khâu còn chưa hoàn hảo ,tìm kiếm những mẫu quy trình phục vụ có tính chuẩn hơn (giống như phụ lục 1 va 2).Tiếp tục hoàn thiện các bước của quá trình phục vụ, đi vào chi tiêt hơn nữa
Đối với bộ máy tổ chức
Bộ máy tổ chức là một yếu tố khó thay đổi mặt khác bộ máy tổ chức hiện tại vẫn phát huy tác dụng tôt cho nên biện pháp của khách sạn là áp dụng thêm vào các yếu tố tích cực mới nhằm tăng cường hiệu quả hơn nữa của bộ máy tổ chức mà điển hình là áp dụng các kĩ thuật thông tin hiện đại làm cho tốc độ truyền tin trong hệ thống nhanh hơn và chính xác hơn.
Đối với đội ngũ lao động
Sử dụng hệ thống chia ca kíp làm việc một cách hợp lí
Thứ 2-6 ( từ 8h sáng đến 17h chiều )
Tuy nhiên tùy theo chức năng hoạt động của một số nhân viên khối văn phòng mà ca làm việc có thể vào ngày thứ 7 hoặc Chủ nhật, hoặc ngày lễ vào giờ hành chính. Khi cần thiết các trưởng bộ phận sẽ bố trí lịch nghỉ bù tương ứng.
• Đối với khối kinh doanh
Do đặc điểm kinh doanh của khách sạn là 24/24h nên khối kinh doanh phải làm việc theo sự bố trí sắp xếp theo ca. Sofitel Vinpearl chia ca làm việc ra làm 7 ca: Ca A: 07h00-15h00 Ca B: 14h00-22h00 Ca C: 08h00-17h00 Ca D: 06h00-14h00 Ca E: 10h00-18h00 Ca M: 12h00-20h00 Ca N: 22h00-06h00
Số giờ làm việc trong khách sạn được áp dụng theo luật lao động Việt Nam là 8h/ngày.Tuy nhiên có những bộ phận vì yêu cầu công việc nhiều mà phải làm thêm giờ trong ngày.Ví dụ nhân viên bộ phận dọn buồng đi làm ca C, đến 17h về nhưng vì số lượng khách check out nhiều nên nhiều khi phải ở lại làm viêc đến hơn 20h. Nhưng cũng những nhân viên đi làm ca C đó lại có thể về sớm trước 17h khi công việc ít và đã hoàn thành sớm.
Việc bố trí như vậy khiến khách sạn tận dụng được lao động mà không phải tăng thêm số lao động khi khối lượng công việc nhiều, từ đó giảm chi phí về tiền lương. Qua việc bố trí này, khả năng hoạt động tương đối tốt ở các bộ phận, ít gặp phải những vướng mắc trong quản lý, cơ cấu công việc, cường độ lao động, quan hệ lao động giữa các nhân viên trong khách sạn
Làm tốt hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực của khách sạn
Sofitel Vinpearl thường xuyên tổ chúc những khóa đào tạo cho nhân viên, tham gia khóa đào tạo, người lao động sẽ được khách sạn cung cấp cho những
chứng chỉ chứng nhận đã tham gia. Đó đó là một trong những cơ sở cho những khen thưởng, đề bạt sau này.
Có những sự khuyến khích về vật chất cho người lao động
Do đặc thù nằm trên đảo Hòn Tre, Sofitel Vinpearl Resort & Spa áp dụng cách thức là hỗ trợ về nhà ở cho nhân viên từ cấp Truỏng bộ phận trở lên. Điều này đặc biệt có tác dụng thu người lao động ở những cấp đó bởi phần lớn họ là người từ những địa phương khác đến.
Do có điều kiện, Sofitel Vinpearl thường xuyên tổ chức những giải thi đấu thể thao giữa các bộ phận, từ đó góp phần nâng cao sức khỏe của cán bộ công nhân viên.
KẾT LUẬN
Như vậy trong chương 2 em muốn trình bày về công việc hàng ngày của bộ phận FO và em cung đưa ra một vài nhận xét đánh giá mang tính cá nhân về chất lượng phục vụ của các bộ phận trong FO.Như em đã nhận xét thì bộ phận FO của khách sạn Sofitel Vinpearl Resort&Spa hoạt động rất chuyên nghiệp,mang đẳng cấp của một khách sạn 5 sao.Chính vì vậy mà hầu hết khách hàng đều cảm thấy hài lòng khi được phục vụ bởi đội ngũ cán bộ ,nhân viên của bộ phân FO.Họ ấn tượng bởi cung cách phục vụ chuyên nghiệp của khách sạn cho nên họ thường quay trở lại khách sạn không chỉ 1 lần để tận hưởng chất lượng dịch vụ 5 sao của khách sạn nói chung và của bộ phận FO nói riêng. Theo lời của Ms Tuyết (FO manager) thì tỉ lệ khách quay lại lần 2 tại khách sạn là vào khoảng 20%,một tỉ lệ khá cao.Nhìn chung về cách thức phục vụ của bộ phận FO là rất chuyên nghiệp xong nó vẫn còn có những khúc mắc mà nếu được giải quyết tốt thì sẽ tiếp tục nâng cao chất lưọng phục vụ lên hơn nữa như:công tác đào tạo nhân lực mới,tiếp tục tăng cường khả năng nhận thức của người lao động cho xứng tầm một khách sạn 5 sao đang trên đà phát triển không chỉ trong tầm quốc gia mà vươn ra ngoài khu vực .
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ CỦA BỘ PHẬN FO CỦA KHÁCH SẠN