Phương án giảm thiểu các tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội: 1 Phát triển du lịch bền vững:

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG DU LỊCH HỒ DẦU TIẾNG – TỈNH TÂY NINH (Trang 106 - 108)

- Về định hướng phát triển du lịch: Hình thành các vị trí trung tâm dịch vụ du lịch tại các điểm nút, là cửa ngõ tiếp cận vào khu vực du lịch ở bờ hồ (định hướng đề xuất là

4. Phương án giảm thiểu các tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội: 1 Phát triển du lịch bền vững:

4.1. Phát triển du lịch bền vững:

Phát triển du lịch sinh thái bền vững phải đảm bảo phát triển câng bằng cả ba mục tiêu liên quan.

- Mục tiêu xã hội: nâng cao sức khoẻ, trình độ văn hoá cộng đồng; - Mục tiêu tăng trưởng kinh tế;

- Mục tiêu bảo vệ tài nguyên, môi trường.

4.2. Phát triển bền vững kinh tế:

- Cân đối giữa nhu cầu và tiềm năng: phát triển du lịch cân đối, không vượt quá mức cầu của thị trường cũng như không vượt quá sức chứa của khu du lịch.

- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương nhằm chia sẻ lợi ích kinh tế và tạo ra cho họ ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, vì lúc này các cộng đồng địa phương cũng là những người được hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên đó.

- Thực hiện đánh giá tác động môi trường và phân tích hiệu quả đầu tư định kỳ.

- Các chi phí hoạt động du lịch phải tính đến chi phí môi trường: đảm bảo rằng các chi phí này cũng tương xứng và có hiệu quả trong công tác bảo vệ tài nguyên môi trường. - Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, truyền hình, Internet,… để khách du lịch truyền thống và khách tiềm năng có cơ hội tiếp cận, nắm bắt thông tin và tạo ra sự hào hứng ở tất cả các đối tượng khách.

4.3. Phát triển bền vững về tài nguyên:

Bảng 9.1: Quy định về sức chứa cho các loại hình du lịch sức chứa Đơn vị Du lịch tham quan Du lịch nghỉ dưỡng Du lịch thể thao mạo hiểm Du lịch sinh thái Diện tích mặt nước cho 1 du khách M2/ người - 15 - 20 - - Picnic người/ ha 40 - 100 - - 40 - 100 Vui chơi giải trí ngoài trời M2/ người 100 100 - - Đi bộ trong rừng người/ km 10 - 10 10

Nguồn: Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2003

- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên nước.

- Thực hiện các buổi giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho tập thể nhân viên và cộng đồng cư dân địa phương.

- Đầu tư một phần ngân sách thu được từ các hoạt động du lịch cho công tác tôn tạo và bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu và phát triển hơn nữa các nguồn tài nguyên văn hoá sao cho bản sắc văn hoá địa phương ngày càng được tôn tạo và phát triển.

- Sử dụng một phần các nguồn thu từ du lịch cho việc tôn tạo và phát triển văn hoá. - Tăng cường công tác bảo vệ an ninh, trật tự, triệt để loại bỏ các hoạt động mang tính chất tội phạm, cướp giật, ăn xin,…

- Ngoài ra, công tác bảo đảm an ninh - quốc phòng với vị trí là điểm phòng thủ đầu nguồn của hồ Dầu Tiếng cũng là một vấn đề cần phải hết sức quan tâm trong quá trình quy hoạch, thực hiện và vận hành khai thác các dự án.

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG DU LỊCH HỒ DẦU TIẾNG – TỈNH TÂY NINH (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w