Tiềm năng về rừng:

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG DU LỊCH HỒ DẦU TIẾNG – TỈNH TÂY NINH (Trang 39 - 41)

6.1. Tiềm năng về rừng tự nhiên:

Phần lớn diện tích rừng tự nhiên tại khu vực hồ Dầu Tiếng là rừng thứ sinh, đã từng bị phá hoại do các cuộc chiến tranh và nạn chặt phá rừng bừa bãi trước đây. Kiểu rừng phổ biến nhất là rừng cây lá rộng hỗn giao thân gỗ và tre nứa. Ở Bà Chiêm (huyên

rừng phòng hộ đầu nguồn của hồ Dầu Tiếng. Thành phần loài chiếm ưu thế bào gồm: các loài Chiếc (Barringtonia cochinchinensis); Quao (Dolichandrone sp); Ngái (Ficus microcarpa); Cám (Parinari annamensis); Bồ An (Colona auriculata); Cù Đen (Croton dongnaiensis); Bình Linh (Vitex pubescens); Săng Mã Nguyên (Carallia brachiata),… với nhiều tầng cao ưu thế sinh thái khoảng 10 – 12m, xen lẫn trong phần rừng đôi chỗ là trảng cây lùm bụi như các cây họ Sim Mua (Myrtaceae), Tre Le (Bambus sp) và nhiều loài cỏ dại, bên dưới các tán cây rừng còn có nhiều dây leo dày đặc. Thảm thực vật ở đây có giá trị cao về mặt cảnh quan và môi trường. Đây là một môi trường tốt, thích hợp cho cư trú của nhiều loài động vật hoang dã. Vì vậy cần phải quy hoạch bảo vệ nghiêm ngặt, tránh các tác động tiêu cực của con người, vì hiện nay kiểu rừng này đang bị tác động rất lớn do bị khai thác bừa bãi làm đất nông nghiệp.

6.2. Tài nguyên rừng trồng:

Thực vật rừng trồng ở khu vực hồ Dầu Tiếng chủ yếu là Keo lá Tràm (Acacia auriculiformis), Xà Cừ (Swietenia macrophylla), Bạch Đàn Lá Nhỏ (Eucalyptus umbellata), Bạch Đàn Úc (Eucalyptus margitana). Nhìn chung độ che phủ đất của loại rừng trồng này khá tốt. Phần lớn rừng ở đây có nhiệm vụ che phủ, giữ gìn cho đất đai không bị xói mòn, đồng thời còn có chức năng điều tiết tiểu vùng khí hậu cho khu vực, rừng ở đây tuy là rừng trồng nhưng lại có một vai trò vô cùng to lớn đó là phòng hộ cho hồ Dầu Tiếng. Chính vì vậy cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp khoanh vùng bảo vệ, nuôi dưỡng và khôi phục rừng. Thảm rừng trồng này hầu như chiếm gần hết mạn phía Bắc của hồ, thuộc huyện Tân Châu, chen lẫn với các cụm dân cư Tà Dơi, Đồng Kèn và trên đảo Nhím. Đây là một yếu tố quan trọng, thích hợp cho các hoạt động du ngoạn cắm trại, tham quan học tập của học sinh, sinh viên,…

6.3. Tài nguyên thảm cây trồng nông nghiệp:

Thảm cây trồng nông nghiệp khu vực hồ Dầu Tiếng chủ yếu là thảm cây trồng hàng năm, chúng chiếm đến 70,3% tổng diện tích thảm cây trồng. Thảm cây lâu năm chỉ chiếm 17,43% tổng diện tích thảm thực vật cây trồng của khu vực. Các loại cây trồng phổ biến ở đây có thể kể đến như Mía, Cao Su, Điều, Nhãn, Xoài, Khoai Mì, Cam,… và một ít diện

tích các loại cây trồng khác như Ngô, Rau, Đậu, Thuốc Lá, Dừa, Tiêu và các loại cây ăn quả khác. Với diện tích thảm thực vật cây trồng đặc trưng của vùng sẽ được quy hoạch phục vụ tại chỗ cho khách du lịch.

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG DU LỊCH HỒ DẦU TIẾNG – TỈNH TÂY NINH (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w