- Về định hướng phát triển du lịch: Hình thành các vị trí trung tâm dịch vụ du lịch tại các điểm nút, là cửa ngõ tiếp cận vào khu vực du lịch ở bờ hồ (định hướng đề xuất là
5. Khai thác thế mạnh ẩm thực du lịch:
Về phương diện ẩm thực thì từ các loại lương thực, thực phẩm đến cách chế biến sử dụng của người dân Tây Ninh không khác gì nhiều so với người Việt ở Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương đều có một số nét một số nét đặc trưng về lịch sử ăn uống, trong đó vừa bao hàm những yếu tố kế thừa nền văn hoá truyền thống lâu đời của tổ tiên, vừa mang sắc thái đặc thù của sản phẩm địa phương do điều kiện thiên nhiên và điều kiện sống tạo nên, vừa do sự giao thoa văn hoá giữa các nền văn hoá khác nhau.
Hiện nay, Tây Ninh có một số món ăn khá đặc sắc mà ở các nơi khác không có, được khá nhiều người biết đến. Đây có thể xem là một yếu tố có thể khai thác phục vụ du lịch, nhằm tăng thêm sự hấp dẫn của các chuyến đi, đồng thời cũng là cơ hội để giới thiệu bản sắc Tây Ninh với bạn bè khắp nơi khi họ đến đây.
5.1. Món ăn mặn:
Bánh tráng Trảng Bàng:
Đây là loại bánh được chế biến rất công phu bằng bột xay ra từ gạo ngon, tráng hai lớp, hai lần. Sau khi phơi khô, bánh tráng được nướng trên các nồi tròn kín bằng vỏ đậu phộng phơi khô. Nướng xong, bánh tráng được đêm phơi sương vào lúc mờ sáng cho dịu lại và được
đem bọc kín trong lá chuối tươi, để giữ cho bánh được mềm, dẻo. Bánh tráng Trảng Bàng cuốn chung với rau sống, rau sông (loại rau mọc ở bờ sông, rạch), dưa leo, đỗ chùa, giá, tỏi chua,… và thịt heo luộc thái mỏng cấm với nước mắm ớt.
Bánh canh Trảng Bàng:
Món bánh canh ở Trảng Bàng được làm từ bột gạo (không phải là bột lọc như ở các địa phương khác). Bí quyết khi nêm nước lèo luộc thịt, là nêm bằng muối hột để nước không bị chua như khi nêm bằng múi bọt. Khi thưởng thức món này, quý khách cũng có thể yêu cầu thêm món chân giò heo luộc mềm chấm với nước mắm
tiêu, các món ăn tuy giản dị nhưng rất ngon và lạ miệng.
Mắm chua: Một món ăn khá đặc sắc khác của người dân Tây Ninh mà chỉ có những người sống lâu ở vùng Nam Bộ mới quen ăn và mê nhất, đó là mắm chua. Cách chế biến món mắm chua ở đây phần nào chịu ảnh hưởng của người Khơmer, nhưng nó đã được cải tiến ít nhiều để phù hợp với khẩu vị người Việt. Vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 10 Âm lịch hàng năm là mùa cá con xuống sông, suối theo nước đổ, người ta đi bắt tép, cá nhỏ (cá lòng tong, rễ tren, cá đỏ đuôi,…) để làm mắm chua (ngon nhất là loại cá rễ tren). Cách chế biến là rửa sạch cá, ướp với muối hột rang giả nhuyễn, sau đó trộn chung với thính (gạo rang giả nhuyễn) và đường tán, sau thời gian từ 15 đến 20 ngày là mắn có thể ăn được. Khi ăn trộn thêm một ít đường cát, tỏi ớt, hạt tiêu còn tươi (nếu có) để cho mắm dịu lại. Mắm chua thường được dùng ăn với rau sống, đậu
rồng non. Tuỳ thuộc vào sở thích của thực khách, cũng có thể ăn kết hợp với bún, cơm hoặc bánh tráng kẹp thịt heo luộc.
5.2. Món ăn chay:
Một trong những yếu tố ẩm thực khá đặc sắc của tỉnh Tây Ninh là thức ăn chay. Cư dân Tây Ninh với đa số là người theo đạo Phật và đạo Cao Đài nên số lượng người ăn chay vì thế khá đông. Trước đây vào những ngày ăn chay, ở các chợ như Long Hoa hầu như chỉ bán toàn thức ăn chay. Có rất nhiều gia đình ở Tây Ninh rất nổi tiếng với nghề nấu món chay được duy trì qua nhiều thế hệ.
Cũng như nhiều địa phương khác ở vùng Nam Bộ, món ăn chay ở Tây Ninh vẫn chủ yếu được chế biến từ các nguyên liệu như rau củ quả, tàu hủ, tàu hủ ky; nhưng về hình thức và cách thể hiện không khác nhiều so với các món ăn mặn như:
Vịt tiềm: được chế biến từ nấm rơm, tàu hủ ky, hành tỏi, mì căn, tất cả được nhào nặn bó thành hình con vịt với chiếc cổ cong, đều gắn hai hạt tiêu làm mắt. Vịt được quay đến khi có màu vàng thì được đem tiềm với củ sen, táo tàu.
Heo quay: được chế biến từ vỏ bánh mì (làm da heo), bột gạo nhồi nước cốt dừa đánh nhuyễn và làm động đặc lại (làm mỡ heo), tàu hủ ky trộn gia vị được hấp chín (làm thịt nạc). Kết hợp với các thành phần khác để tạo thành món heo quay, khi ăn cũng giòn, béo, thơm ngây ngất như thịt heo quay thật.
Chuột xào: được chế biến từ mì căn, củ sen, hành tây bằm nhỏ, được xào chín với dầu, trộn thêm củ hành, xả, ớt, nấm hương, nấu xong được xúc ăn với bánh đa.
Cá chiên: dầm nước tương làm bằng bắp chuối luộc chín, lột bỏ các bẹ già bên ngoài, xong tách bỏ trái non, tỉa đầu cùi giả làm đầu cá, phần thân thể để dẹp giả làm cá lòng tong, sau đó nhúng vào bột mì, chiên vàng, xong được bài trí lên dĩa trông rất giống cá thật.
Ngoài ra, còn nhiều món chay khác cũng rất đặc sắc và hấp dẫn như: các loại gỏi; các loại chả; nem, bì,…
5.3. Bánh kẹo:
Bánh ú lá tre: Được chế biến từ nếp, nhân đậu xanh, gói bằng lá tre. Bánh này thường được chế biến vào dịp tết Đoan Ngọ (Mùng 5 tháng 5 Âm Lịch), có xuất xứ từ vùng Trảng Bàng.
Kẹo đậu phộng: Được chế biến từ nguyên liệu chính là hạt đậu phộng, lựa các hạt to nhất nấu với đường tán hoặc đường thẻ, rồi trộn chung với nước cốt dừa cho cô đặc lại, sau đó lót bánh tráng phía dưới và đổ đậu phộng lên đều khắp mặt bánh, xong rắc mè đã rang lên trên, để nguội, miếng kẹo được phân cắt theo nhiều hình dáng cho vào bọc nilông. Kẹo đậu phộng Tây Ninh rất ngon, có vị ngọt, béo và mùi thơm quyện vào nhau. Đây có thể là những phần quà hấp dẫn mà du khách khi đến Tây Ninh sẽ mua để tặng cho gia đình, người thân sau chuyến đi.
Kẹo hạt điều: Cách chế biến loại kẹo này khá giống với kẹo đậu phộng, điểm khác nhau cơ bản nhất là kẹo hạt điều được lót bằng bánh phồng chứ không phải bánh tráng, có mùi thơm ngon khá đặc trưng. Và cũng giống kẹo đậu phộng, đây sẽ là những món quà nhiều ý nghĩa trong hành lý của du khách thập phương khi trở về từ Tây Ninh.
5.4. Muối ớt Tây Ninh:
Tuy xuất hiện trên thị trường sau các đặc sản như Mãng Cầu, bánh tráng Trảng Bàng nhưng muối ớt Tây Ninh cũng nhanh chóng khẳng định được chỗ đứng. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các món như muối ớt tôm, muối ớt chay đã dần trở thành những món quà không thể thiếu đối với du khách khi đến với Tây Ninh. Việc chế biến các món muối ớt này không hề đơn giản. Người chế biến không chỉ biết kết hợp liều lượng muối, tôm và bột nem sao cho vừa, mà còn phải biết cách rang sao cho vừa đủ độ chín, biết phơi muối sao cho đúng thời gian, đúng nắng. Muối ngon là muối không sử dụng phẩm màu, có độ cay, mặn, thơm ngon.
Ngoài các món ăn đặc sản như Bánh canh, bánh tráng phơi sương, muối ớt,…nêu trên. Tây Ninh còn có món ăn đặc sản rất ngon khác, đó là Ốc núi Tây Ninh. Loài Ốc này có khá nhiều dưới chân núi Bà Đen, huyện Dương Minh Châu. Loại Ốc này thường sống trong hang, trời mưa thì bò ra sinh sản và chỉ ăn duy nhất là lá cây Nàng Hai nên còn có tên gọi khác là Ốc Nàng Hai.
Ốc có hình dáng khá giống loài Ốc Bưu nhưng mình dẹp và nhỏ hơn. Theo cư dân địa phương, do chỉ ăn lá Nàng Hai (loại cây mang nhiều giai thoại ở Tây Ninh, vỏ cây như có điện, khi đụng vào có cảm giác tê tê) nên có thịt rất ngon, và có vị thuốc, ăn loài ốc này có khả năng chống bệnh nhức mỏi.
Ốc núi Tây Ninh có thể chế biến được nhiều món như nướng, xào me, xào tỏi, xào sa tế,… nhưng ngon nhất vẫn là món luộc trộn gỏi với củ hành tây. Tuy nhiên do là loại đặc sản và tương đối hiếm (ngày càng có nhiều người tham gia bắt, dẫn đến tình trạng ngày càng cạn kiệt) nên giá của loài ốc này tương đối cao.
5.6. Mãng cầu Bà Đen:
Mãng cầu Bà Đen (còn gọi là quả Na) là loại cây ăn trái đặc sản rất nổi tiếng của vùng đất Tây Ninh. Từ lâu loại trái cây này đã có mặt ở hầu hết các chợ, siêu thị ở TP. HCM. Loại cây này được trồng tập trung quanh chân núi Bà Đen, có đặc điểm trái to, thịt dai, mùi vị thơm ngon.
Gần đây, Mãng cầu Bà Đen của Tây Ninh còn được các doanh nghiệp tại TP. HCM thu mua, xuất khẩu sang các thị trường vốn rất khó tính như Mỹ, Úc, Trung Quốc và hiện đang xâm nhập vào thị trường EU. Hàng năm, mặt hàng này đã mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu và nhà vườn quanh chân núi Bà Đen.
CHƯƠNG 8