Mặc dù du lịch sinh thái được xem là loại hình du lịch đặc thù, có tiềm năng và được ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển du lịch mới của nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Song đến nay, ở nước ta thì việc nghiên cứu và triển khai loại hình du lịch này còn khá chậm chạp và còn rất nhiều hạn chế. Du lịch sinh thái cho đến nay vẫn còn là một lĩnh vực tương đối mới mẽ ở Việt Nam nên những hiểu biết về lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn về nó còn khá hạn chế. Đã có những nghiên cứu, báo cáo khoa học và nhiều nội dung hội thảo khoa học về du lịch sinh thái và các giải pháp để phát triển loại hình du lịch này nhưng nhìn chung đều mang tính cảm quan, thiếu đồng bộ.
Cụm từ “du lịch sinh thái” mô tả rộng rãi hiện tượng đi lại, từ kiểu đi bộ thoải mái vào dịp cuối tuần đến thăm khu bảo tồn thiên nhiên địa phương đến kiểu đi Safari có người hộ tống ở Châu Phi. Mặc dù có nhiều tác giả đã đề cập đến định nghĩa về du lịch sinh thái như: Bandy, 1996; Blamey, 1995; Dann, 1996; McLaren, 1998; Morams, 1995 và Wight, 1993, song vẫn có nhiều định nghĩa cùng tồn tại và vẫn không có sự thống nhất cơ bản giữa các tác giả. Trong phạm vi luận văn này sử dụng định nghĩa do hội thảo về: “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” tháng 9 năm 1999 nêu ra:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Mặc dù có một số nghiên cứu đã trình bày số liệu và đặc tính của khách du lịch sinh thái, vẫn có hàng loạt vấn đề gây khó dễ cho việc thảo luận các hình thức du lịch sinh thái trên thế giới.
- Một là, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thu thập thông tin về du lịch thường chú ý đến các thông tin về những loại hình đặc biệt, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái. - Hai là, rất nhiều nghiên cứu thực hiện đánh giá định lượng về du lịch sinh thái đã
- Ba là, ít có nghiên cứu về thị trường được tiến hành với đề cương chi tiết, mặc dù các nhà phân tích cho rằng có sự khác biệt rõ nét trong hành vi ứng xử du lịch giữa các quốc gia.
Một số nghiên cứu hiện có bao gồm: Khảo sát các công ty du lịch sinh thái hiện có tại Mỹ (Higgins, 1996); Mô tả tóm tắt các công ty du lịch Anh (Holden, 1996); và Khảo sát các công ty du lịch có trụ sở ở Bắc Mỹ (Crossley và Lee, 1994; Yee, 1992).
- Bốn là, mặc dù các công ty du lịch quản lý các đợt khảo sát khách hàng và đặt thuê nghiên cứu nhu cầu về thị trường song kết quả có được từ các cuộc khảo sát này không được công bố rộng rãi. Rất nhiều câu hỏi quan trọng về đặc điểm và mô tả tóm tắt về khách hàng trong lĩnh vực này của ngành du lịch vẫn chưa có câu trả lời.
Có sự khác biệt rõ rệt về lý thuyết giữa những du khách độc lập tự thu xếp hành trình của mình với những du khách đi theo chương trình. Có rất ít các nghiên cứu về đối tượng du khách độc lập, ngoại lệ chỉ có nghiên cứu của Zurick (1995) về ảnh hưởng của du khách độc lập khi đến thăm những vùng hẻo lánh cách biệt với văn hoá phương Tây. Các tác giả: Drumm (1995), Wesche (1996), Epler Wood (1998) đã nghiên cứu chi tiết các loại hình đặc trưng của du lịch thiên nhiên và thị trường phụ của du lịch sinh thái.
Nghiên cứu của tác giả Drumm được thực hiện tại vùng Amazon của Ecuado đã xác định và phân tích ngành du lịch tự nhiên với 5 yếu tố cấu thành, bao gồm: du lịch ba lô, khu nghỉ hạng thông thường, cắm trại mạo hiểm, khu nghỉ ngoài thiên nhiên hạng cao cấp và dịch vụ địa phương. Ông cũng đã xác định được những khác biệt cơ bản trong những tác động về kinh tế, sinh thái và văn hoá – xã hội của những yếu tố đặc trưng đó.
Wesche (1996) cũng đã nghiên cứu loại hình du lịch sinh thái bản địa có kiểm soát tại khu vực Amazon của Ecuado. Ông kết luận rằng lựa chọn duy nhất này là kết quả của một mạng lưới ngày càng phức tạp gắn liền với các nhóm địa phương, các công ty du lịch tư nhân và các tổ chức phi chính phủ.
Nghiên cứu của Epler Wood (1998) đã thực hiện công tác quy hoạch, nhu cầu thị trường và ngân sách tài trợ của loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Ecuado.
Kết quả quan trọng của những nghiên cứu sáng tạo này chỉ ra rằng cần phải quan tâm một cách có hệ thống tới việc nghiên cứu khách hàng độc lập và tới các công ty dựa vào cộng đồng.
Điều tra về nhu cầu thị trường du lịch sinh thái tập trung vào các hoạt động ưa thích, động cơ du lịch, mô tả về dân số và các nguồn thông tin của khách hàng. Mặc dù có nhiều nghiên cứu ban đầu tập trung vào tính khoa học, song có một ngoại lệ là công trình đánh giá nhu cầu thị trường do nhóm tư vấn HLA và nhóm tư vấn ARA (1995) tiến hành theo yêu cầu của một nhóm bao gồm các tỗ chức phi chính phủ và tư nhân của Canada. Công trình ngiên cứu có chất lượng cao này sử dụng phương pháp điều tra khách hàng qua điện thoại, thư tín và thông qua các hoạt động thương mại để phân tích tiềm năng của thị trường du lịch sinh thái ở Alberta và Columbia. Sự quan tâm chú trọng tới phương pháp điều tra trong công trình nghiên cứu này đã cho khu vực tư nhân thấy một điển hình xuất sắc về việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường.
Gần đây Ban nghiên cứu du lịch nước Úc đã bắt đầu xuất bản các công trình nghiên cứu tầm cỡ, đặc điểm nhân khẩu học và các hình thái du lịch trong thị trường du lịch của nước này. Công việc này độc đáo ở chỗ đây là lần đầu tiên một tổ chức du lịch quốc gia đã miêu tả sơ lược ngành du lịch sinh thái quốc gia.