- Về định hướng phát triển du lịch: Hình thành các vị trí trung tâm dịch vụ du lịch tại các điểm nút, là cửa ngõ tiếp cận vào khu vực du lịch ở bờ hồ (định hướng đề xuất là
1. Cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng:
Hồ Dầu Tiếng trước hết tự nó mang trên mình sứ mệnh là một công trình thuỷ lợi trọng yếu, điều hoà lượng nước tưới cho vùng đất nông nghiệp rộng lớn ở hạ lưu lòng hồ. Các hoạt đồng khác diễn tra xung quanh hồ và trên mặt hồ đều ít nhiều có tác động đến chức năng chính của hồ. Vì vậy tất cả các hoạt động diễn tra cần phải được kiểm soát chặt chẽ cả về quy mô cũng như tính chất nhằm bảo đảm chất lượng và khối lượng nước đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp. Qua khảo sát hiện trạng vùng hồ đã cho thấy một số vấn đề cần lưu tâm như sau:
- Thảm thực vật vùng đầu nguồn của hồ thuộc huyện Tân Châu là một thảm thực vật rừng phòng hộ bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Thảm thực vật này góp phần bảo vệ và cung cấp nguồn nước cho hồ. Các suối trên lưu vực hồ khá nhiều đổ một
lượng nước khá lớn vào hồ. Để đảm bảo hồ chứa đủ nước thì phải bảo vệ hệ thống thảm thực vật thuộc khu vực này. Bên cạnh đó khu dân cư thuộc các địa phương như Đồng Kèn, Tà Dơ, Đồng Rùm đang ngày càng phát triển vô hình đã tạo áp lực lớn lên vùng hồ. Cư dân sinh sống chủ yếu là trồng hoa màu mà nổi bật nhất là khoai mì. Do vậy diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho đất nông nghiệp. Chất thải sinh hoạt, mất diện tích rừng là những áp lực rất lớn lên vùng hồ. Để hạn chế sự mất dần diện tích đất rừng thì quy mô sản xuất nông nghiệp ở vùng này cần phải được hạn chế và thay vào đó là các loại hình dịch vụ. Một khu du lịch sinh thái quy mô lớn ra đời sẽ giải quyết được vấn đề này. Bên cạnh đó thông qua các hoạt động du lịch sinh thái sẽ giáo dục cho cộng đồng địa phương biết cách quản lý các loại chất thải sinh hoạt và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giải toả áp lực lên vùng hồ.
- Trên mặt hồ hiện nay vẫn có một số các thuyền đánh cá nhỏ lẻ cùng một số ít các bè cá nuôi tồn tại. Tuy không gây ra những tác động quá lớn lên môi trường nước trong hồ nhưng có tác dụng như mô hình thúc đẩy làng cá bè hình thành. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ. Xoá bỏ các bè cá là giải pháp để bảo vệ chất lượng nguồn nước hồ, là việc làm cần thiết nhưng lại gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư địa phương sinh sống bằng nghề cá. Biện pháp giải quyết là có thể chuyển cư dân lên đất liền và tạo điều kiện cho họ có đất đai canh tác hoặc hướng họ vào làm dịch vụ du lịch. Một bộ phận khác của cư dân trên mặt hồ có tiến hành trồng khoai mì trên vùng đất bán ngập, việc này cũng đã mang lại một nguồn thu đáng kể cho cuộc sống từ trước đến nay. Khoai mì là loại cây ít sử dụng thuốc trừ sâu nhưng lại có nhu cầu về phân đạm cao, do đó có nhiều khả năng gây phú dưỡng hoá nguồn nước. Vì vậy cũng cần xem xét để tìm giải pháp giải quyết cho vấn đề này. Tuy vậy, việc lưu giữ một vài bè cá và một ít diện tích trồng trọt lại là một phần quan trọng trong trong các loại hình du lịch tham quan nghề cá, góp phần làm phong phú thêm các loại hình sản phẩm du lịch sinh thái của hồ. Mặt khác cư dân thuộc các đảo Nhím và các cù lao đang sinh sống có thể chuyển sang làm dịch vụ du lịch nhưng thuộc sự quản lý của một hệ thống chung. Họ có thể sẽ tham gia vào các đội bảo vệ môi trường, quản lý chất thải sinh hoạt phát sinh từ du lịch hoặc các hoạt động phục vụ nhu cầu của khách
du lịch như hướng dẫn tham quan, các loại hình vui chơi trên mặt nước. Nguồn lực tại chỗ là một thuận lợi lớn cho việc định hình và phát triển các khu du lịch mà không phí tổn hạ tầng cơ sở cho những người tham gia làm du lịch.
- Xung quanh hồ Dầu Tiếng hiện tại đã có đường giao thông. Tuy nhiên nhìn chung các cung đường này chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới vì phần lớn đã xuống cấp, một số đoạn nằm ngay dưới chân đê bao. Trong hoạt động du lịch nói chung thì tầm mắt của du khách là một yếu tố quan trọng. Do vậy một hệ thống đường bao quanh hồ và nằm trên mặt đê là một yêu tố cần thiết để hấp dẫn du khách. Đoạn hồ chạy trên mặt đê bao của hồ sẽ tạo ra cảnh quan du lịch và sẽ được thu hồi chi phí đầu tư bằng vé tham quan của du khách là điều tương đối khả thi và cần phải có định hướng để thực hiện. Khu du lịch hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt) cũng đã và đang tiếp tục thực hiện cung đường giao thông bao quanh hồ. Họ đã sẵn sàng đầu tư một nguồn kinh phí lớn để mua tầm mắt cho du khách, và đó là điều cần suy nghĩ trong chiến lược phát triển du lịch tại hồ Dầu Tiếng.
- Hồ Dầu Tiếng có khu rừng tự nhiên ở phía Bắc thuộc Bà Chiêm – Huyện Tân Châu và các khu rừng trồng thuộc Đồng Rùm, Đồng Kèn, Tà Dơ và khu căn cứ cách mạng Đồng Rùm. Nếu được quan tâm tôn tạo đúng mức thì những khu vực này có thể sẽ trở thành địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn. Các loại hình tham quan rừng, dã ngoại, cắm trại ngoài trời, các khu nghỉ dưỡng dọc theo bờ hồ là một quần thể du lịch lý tưởng không quá khó để thực hiện. Khu rừng Keo lá Tràm trên đảo Nhím đang diễn ra một diễn thế vô cùng lý thú về mặt khoa học. Dưới tán Keo trồng là các loài cây ưa sáng thuộc rừng tự nhiên cổ xưa đang dần hồi phục, là nơi dành cho học sinh, sinh viên các ngành lâm nghiệp tham quan nghiên cứu.
- Diện tích mặt nước của hồ Dầu Tiếng rộng lớn, thích hợp cho các loại hình tham quan, chèo thuyền, canô dù, thả diều, trượt nước có canô kéo,…tạo ra sự đa dạng các loại hình du lịch mà đa số các khách du lịch đều ưa thích.
- Tiềm năng phát triển du lịch để kích cầu sự phát triển của kinh tế - xã hội của hồ Dầu Tiếng là rất lớn. Tuy nhiên, với vị trí là hồ đầu nguồn, có ảnh hưởng quan trọng đối
với khu vực hạ lưu khi có sự cố, nên việc bảo đảm an ninh – quốc phòng trong hoạt động du lịch tại khu vực hồ Dầu Tiếng cần phải hết sức quan tâm, phải có sự phối hợp bảo vệ từ các cơ quan an ninh, quốc phòng cũng như cơ quan quản lý các hoạt động du lịch.
- Trong bối cảnh hầu hết các khu du lịch trong cả nước đã quá quen thuộc với phần lớn du khách trong và ngoài nước. Một khu du lịch hoàn toàn mới mẽ với quy mô lớn bao trùm cả hai huyện Dương Minh Châu và Tân Châu của tỉnh Tây Ninh, với cảnh quan rừng, hồ chứa nước và đa dạng về các loại hình du lịch trên bờ hồ, trên các đảo, trên mặt nước thì khả năng thu hút du khách là rất lớn. Do vậy, với chiến lược thích hợp về nguồn đầu tư và thu hút nhiều tầng lớp đầu tư sẽ mở ra tương lai cho cả một vùng rộng lớn quanh hồ Dầu Tiếng, nhưng vẫn đảm bảo sự bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và chức năng chính của hồ chứa.
Đánh giá chung:
Trên cơ sở hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng, xác định các vấn đề cần giải quyết như sau:
- Phải tìm được mô hình du lịch sinh thái hấp dẫn, có tính đặc trưng cao nhằm thu hút khách du lịch.
- Cần có biện pháp quản lý và tăng cường thu hút đầu tư vào trong khu vực dự án. - Cần có biện pháp hợp lý để bảo vệ môi trường, cảnh quan trong quá trình triển khai và
vận hành dự án.