ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG DU LỊCH HỒ DẦU TIẾNG – TỈNH TÂY NINH (Trang 98 - 102)

- Về định hướng phát triển du lịch: Hình thành các vị trí trung tâm dịch vụ du lịch tại các điểm nút, là cửa ngõ tiếp cận vào khu vực du lịch ở bờ hồ (định hướng đề xuất là

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG

VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG

Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và môi trường cảnh quan sinh thái của khu vực dự án sẽ luôn phải chịu những tác động của các hoạt động du lịch ở đây khi chúng được đưa vào khai thác. Những tác động này có thể sẽ là tích cực, song cũng có thể có nhiều các tác động tiêu cực đối với trạng thái tài nguyên môi trường và cảnh quan nếu như không có sự tính toán và các giải pháp, phương án phù hợp hoặc không quản lý chặt chẽ đúng theo các định hướng phát triển du lịch đã được đề ra từ đầu.

Hoạt động của ngành kinh tế du lịch là hoạt động khai thác các tiềm năng phục vụ du lịch gồm: Tiềm năng tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội. Vì vậy hoạt động du lịch có tác động đến hầu hết các dạng tài nguyên và môi trường cũng giống như nhiều ngành kinh tế khác. Tuy nhiên hoạt động du lịch còn mang tính đặc thù là tạo ra nguồn tài nguyên du lịch nhân tạo, hình thành các môi trường du lịch do con người điều khiển hoàn toàn.

Tác động của các hoạt động du lịch đến cảnh quan sinh thái và kinh tế - xã hội theo hai mặt:

Một là, mặt tác động tích cực tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phục hồi cảnh quan, đồng thời tạo ra cơ sở cho sự phát triển môi trường bền vững.

Hai là, mặt tác động tiêu cực gây nên thiệt hại về tài nguyên và suy thoái môi trường, cảnh quan.

1. Tổng quan:

1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái bền vững:

1.1.1. Cơ sở của phát triển bền vững trong du lịch sinh thái:

 Giảm đến mức thấp nhất khả năng làm khánh kiệt môi trường: đất, nước ngọt, các thuỷ vực, khoáng sản,… đảm bảo sử dụng lâu dài các dạng tài nguyên không thể tái tạo lại được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn và dần tiến tới thay thế hoàn toàn các dạng tài nguyên này. Như vậy, cần phải sử dụng các dạng tài nguyên theo nguyên tắc “nhu cầu sử dụng chúng không vượt quá khả năng bù đắp (tái tạo) tài nguyên đó”.

 Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn tính di truyền của các loài động thực vật nuôi trồng cũng như hoang dã. Đảm bảo việc sử dụng lâu bền bằng cách quản lý phương thức và mức độ sử dụng, làm cho các nguồn tài nguyên đó vẫn còn có khả năng hồi phục.

 Duy trì các hệ sinh thái thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng và nên nhớ rằng khả năng chịu đựng của các hệ sinh thái trên trái đất là có giới hạn.

 Nếu có điều kiện thì nên duy trì các hệ sinh thái tự nhiên. Hoạt động trong khả năng chịu đựng của trái đất. Phục hồi lại môi trường đã bị suy thoái, gìn giữ sự cân bằng của các hệ sinh thái.

1.1.2. Du lịch sinh thái bền vững:

Khái niệm phát triển bền vững (Sustainable Development) ra đời khá muộn màng, lần đầu tiên xuất hiện trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Uỷ ban môi trường và phát triển của Ngân hàng thế giới (WB) là năm 1987.

Trong phát triển bền vững, điều cần chú ý nhất là thoả mãn các nhu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến sự thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai, đảm bảo sử dụng

đúng mức và ổn định các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống. Như vậy, phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội một cách bền vững nhờ khoa học công nghệ tiên tiến mà còn phải đảm bảo những điều kiện môi trường thiết yếu cho con người đang tồn tại và cho các thế hệ sẽ tồn tại (những người đang sống và những người sẽ sống).

“Du lịch sinh thái bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”. Du lịch bền vững đưa ra kế hoạch quản lí các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của con người, mặt khác vẫn duy trì được sự trọn vẹn về mặt xã hội, sự đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho con người.

Phát triển du lịch sinh thái bền vững không những đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững mà còn làm giảm tối thiểu các tác động của khách du lịch đến văn hoá và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài nguyên do du lịch mang lại và cần chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên. Phát triển du lịch sinh thái bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức (Allen K., 1993).

Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về du lịch, muốn cho ngành du lịch thật sự có thể phát triển bền vững, cần phải dựa vào 3 yếu tố:

- Thứ nhất là, thị trường thế giới về những điểm du lịch mới và các sản phẩm du lịch ngày càng gia tăng;

- Thứ hai là, phát triển phải chú trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên;

- Thứ 3 là, du lịch trực tiếp mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và cải thiện điều kiện phục lợi cho các cộng đồng.

Trong nền công nghiệp du lịch đương đại, cả ba nhân tố trên gắn bó chặt chẽ với nhau, để cho người ta nhận biết như một ngành du lịch sinh thái, bảo đảm môi trường và

cảnh quan cho mọi điểm du lịch. Chính vì vậy, các chuyên gia du lịch đã khẳng định “cần chú ý sự tập trung vào du lịch bền vững cùng với vai trò của nó trong sự phát triển cộng đồng và bảo tồn là vô cùng quan trọng”. Vì nếu chỉ phát triển riêng du lịch không thôi thì không phải là sự phát triển bền vững, vấn đề đặt ra là sự phát triển bền vững ấy như thế nào và phát triển cho ai?

Như chúng ta đã biết, du lịch dựa trên cơ sở khai thác các lợi thế từ tự nhiên là hình thức phát triển nhanh nhất thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, những quốc gia nào kết hợp giữa phát triển du lịch, bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng địa phương sẽ là những quốc gia thu được nhiều lợi nhuận nhất từ các hoạt động du lịch. Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá và nền văn hoá dân tộc đa dạng, hội đủ những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch; song song với quá trình phát triển thì cần phải luôn luôn đề cao, nhấn mạnh đến yếu tố bền vững theo nguyên tắc phù hợp với du lịch sinh thái, tức là phát triển du lịch theo hướng đẩy mạnh việc gìn giữ môi trường tự nhiên với đảm bảo lợi ích cộng đồng dân cư trong vùng.

1.2. Các nguyên tắc du lịch sinh thái bền vững:1.2.1. Cơ sở của các nguyên tắc du lịch sinh thái: 1.2.1. Cơ sở của các nguyên tắc du lịch sinh thái:

Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của du khách, giảm thiểu các tác động lên môi trường sinh thái và đem lại phúc lợi (sinh thái, kinh tế, xã hội) cho cộng đồng địa phương, du lịch sinh thái lấy một số cơ sở sau để phát triển:

o Tìm hiểu và bảo vệ các giá trị thiên nhiên, văn hoá; o Giáo dục môi trường;

o Phải có tổ chức về nghiệp vụ du lịch, hạn chế tới mức thấp nhất các thiệt hại đối với môi trường.

o Phải hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường.

 Du lịch sinh thái nên khởi đầu với sự giúp đỡ của những thông tin cơ bản nhưng đa dạng của cộng đồng và cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát sự phát triển của du lịch.  Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên,

xã hội, văn hoá. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch sinh thái bền vững.

 Chương trình giáo dục, huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các tài nguyên thiên nhiên nên được thành lập và duy trì. Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một cách triệt để nhằm năng cao chất lượng môi trường.

 Duy trì tính đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, văn hoá,… (chủng loài thực vật, động vật, bản sắc văn hoá dân tộc,…).

 Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia.

 Phải hỗ trợ về kinh tế cho địa phương, tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở đây.  Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ mang lại lợi

ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cường khả năng đáp ứng các thị hiếu cho du khách.

 Phải biết tư vấn các nhóm quyền lợi của công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.

 Đào tạo cán bộ, nhân viên phục vụ cho các hoạt động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

 Nghiên cứu hỗ trợ cho du lịch. Phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường tự nhiên, xã hội và văn hoá du lịch, qua đó góp phần thoả mãn các nhu cầu của du khách.

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG DU LỊCH HỒ DẦU TIẾNG – TỈNH TÂY NINH (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w