- Về định hướng phát triển du lịch: Hình thành các vị trí trung tâm dịch vụ du lịch tại các điểm nút, là cửa ngõ tiếp cận vào khu vực du lịch ở bờ hồ (định hướng đề xuất là
2. Tác động đến kinh tế xã hội: 1 Tác động tích cực:
Làm tăng giá trị đất đai: do thay đổi mục đích sử dụng đất. Khi kinh tế địa phương phát triển, ngành du lịch - dịch vụ phát triển kéo theo nhu cầu về các loại lương thực, cây cảnh,… Từ cầu dẫn đấn cung, các hoạt động khai thác sử dụng đất thay đổi theo hướng tăng thu nhập và đáp ứng nhu cầu thị trường khiến cho giá trị của đất tăng lên. Thay đổi cơ cấu hạ tầng: thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất, trong đó việc
xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch phát triển. Tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao trình độ lao động: xuất phát từ nhu cầu lao động
tại các khu du lịch mới mở, đồng thời từ các hoạt động đào tạo - phần không thể thiếu trong một khu du lịch sinh thái. Các hoạt động này giúp cho địa phương thay đổi dần về nhận thức xã hội, trình độ nhân lực, nhận thức bảo vệ môi trường.
Phát triển và giao lưu văn hoá: du lịch vừa bảo tồn nền văn hoá truyền thống trong khi lại có điều kiện cho người dân tiếp xúc với du khách để cho cả hai cùng trao đổi, hiểu biết về văn hoá, âm nhạc, nghệ thuật và ẩm thực, tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Từ đó các rào cản về văn hoá, âm nhạc, ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc,…dần bị xoá bỏ. Tạo ra những khả năng mới, tiếp xúc những tư tưởng mới, lối sống của các nền văn hoá mới. Cải thiện chất lượng y tế: việc thiết kế vận hành hệ thống xử lý nước thải, rác thải
trong khu du lịch sẽ giúp ích cho địa phương thêm nhiều kinh nghiệm để phát triển hệ thống này trong các cộng đồng dân cư. Sự sạch sẽ trong đời sống hàng ngày sẽ tạo ra môi trường tốt, đồng thời giúp người dân có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh. Giáo dục và bảo tồn thiên nhiên: thông qua quá trình hoạt động, sẽ có nhiều hoạt động
giáo dục và đào tạo về nghiệp vụ du lịch, về bảo vệ thiên nhiên và bảo vệ môi trường cảnh quan. Các hoạt đồng này mang lại luồng tư tưởng mới và phù hợp hơn với xu thế phát triển. Đem lại những hiệu quả tốt đối với các cộng đồng dân cư quanh hồ Dầu Tiếng.
Tăng mức thu nhập cho người dân từ các nguồn thu nhập: tham gia phục vụ du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và các nguồn khác từ sự phát triển này.
2.2. Tác động tiêu cực:
• Gia tăng mật độ dân cư: hoạt động phát triển du lịch sẽ ảnh hưởng đến không gian sống của các cộng đồng địa phương. Sự phát triển của du lịch có tác dụng di chuyển và di cư lực lượng lao động. Nhập cư là hiện tượng phổ biến tại các khu du lịch.
• Phân hoá xã hội: làm tăng sự phân hoá xã hội trong cộng đồng về thu nhập, một số người sẽ có thu nhập cao vượt trội. Sự gắn bó cộng đồng bị thay đổi và sự ràng buộc trong nội bộ cộng đồng bị rạn nứt, có thể dẫn đến nảy sinh các vấn đề trong xã hội.
• Tác động lên nếp sinh hoạt truyền thống: các loại hình hoạt động du lịch có thể gây ra sức ép lên các sinh hoạt truyền thống của địa phương. Các tác động tiêu cực còn có thể nhìn thấy qua việc thay đổi các hệ thống giá trị trong xã hội, lối sống và quan hệ gia đình. Các lễ nghi truyền thống, các hành vi đạo đức, tổ chức cộng đồng có thể bị mất dần sự thiêng liêng và bị thương mại hoá. Sự thay đổi kiến trúc truyền thống để thu hút du khách qua việc tạo “nền văn hoá tiêu biểu” và một trong số trường hợp có thể biến các lễ hội thành các buổi trình diễn cho du khách xem.
• Hoạt động du lịch có tác động làm sống lại những nghề thủ công, nhưng cũng có thể khuyến khích người thợ thủ công trong quá trình khuếch trương mở rộng sản xuất, làm thay đổi kiểu cách mẫu mã, phương thức sản xuất truyền thống nhằm đáp ứng du khách.
• Giao thông quá tải: vào các mùa du lịch trọng điểm có thể sẽ gây tắc nghẽn giao thông, gây tiếng ồn, ô nhiễm không khí, quá tải các dịch vụ giao thông.
• Tăng sức ép lên tài nguyên: ảnh hưởng nhiều mặt của các ngành dịch vụ, vận tải, ăn uống, nhu cầu nguyên nhiên liệu của các ngành làm gia tăng sức ép lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường.