Trong thời gian qua, ngoài những giải pháp đã trình bày trên địa bàn tỉnh còn thực hiện nhiều chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội khác. Đó là các chương trình như di dân, nước sạch nông thôn, xóa mù chữ, chống suy dinh dưỡng, dân số kế hoạch hóa gia đình, quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà ở cho nhân dân, đánh bắt xa bờ, quỹ tái định cư của người hồi hương, dự án tổng quan đầu tư xây dựng cụm xã vùng dân tộc Khmer, dự án CARE, chương trình hợp tác quốc tế, các tổ chức phi chính phủ... Những chương trình dự án này không triệt tiêu lẫn nhau mà trái lại hỗ trợ, tạo tiền đề tác động tích cực cho nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống mọi mặt của HND.
Mỗi chương trình, dự án tác động tích cực vào một đối tượng lĩnh vực hẹp. Tuy số vốn ban đầu góp chưa nhiều vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội cho đối tượng HND, nhưng khi tính đồng bộ của chúng tăng lên thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội rất to lớn. Mặt tiêu cực của PHGN đối với các HND KG nhất định sẽ được đẩy lùi, hạn chế một cách thấp nhất và ngược lại mặt tích cực sẽ được phát huy.
Cần chú trọng công tác kiểm tra, theo dõi để việc thực hiện các chương trình dự án đạt kết quả tốt, hạn chế tối đa các thất thoát, tiêu cực trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Kết luận chương 3
Muốn giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo một cách vững chắc, phải có một hệ thống các quan điểm, phương hướng và giải pháp. Để thực hiện các giải pháp trên đây phải nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo định hướng của Đảng và tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách trong chức năng điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Việc kiện toàn tổ chức bộ máy, công tác cán bộ - con người, xét đến cùng là nhân tố quyết định việc thành công hay thất bại của mọi chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương KG. Giải quyết vấn đề PHGN là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cả cộng đồng. Đó không chỉ là trách nhiệm, tình thương mà còn là truyền thống nhân văn cao cả của toàn Đảng, toàn dân ta, của Đảng bộ và nhân dân KG. Nâng cao năng lực và
phẩm chất của cán bộ ngang tầm công việc để đội ngũ cán bộ hoàn thành được tốt nhiệm vụ là một yêu cầu vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản lâu dài không chỉ riêng KG.
Kết luận và kiến nghị
PHGN của các HND là một hiện tượng kinh tế xã hội khá phổ biến trong các quốc gia đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Song do những đặc điểm tự nhiên và xã hội ở các quốc gia khác nhau cho nên tình hình phân hóa HND ở các quốc gia có những mức độ khác nhau với những nguyên nhân đặc thù nên phải có phương pháp giải quyết đặc thù bên cạnh giải pháp phổ biến.
ở Việt Nam nói chung và ở Kiên Giang nói riêng, PHGN đối với HND hiện nay vừa là kết quả trực tiếp của việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, vừa là kết quả của quá trình phát triển các quan hệ KTTT trong nông nghiệp, nông thôn. Đây là vấn đề bức xúc hàng ngày của các cấp, các ngành, của Đảng và Nhà nước ta. Những năm qua Kiên Giang cũng có thể xem là một điển hình về quy mô, tốc độ PHGN của các HND và việc khắc phục hậu quả tiêu cực của PHGN trong nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Song thực tiễn ở Kiên Giang đang đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề lý luận để từng bước thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Để góp phần vào việc tháo gỡ vấn đề này ở Kiên Giang, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề PHGN, phân tích thực trạng chỉ rõ nguyên nhân giàu nghèo ở Kiên Giang, từ đó đề xuất các quan điểm phương hướng và giải pháp giải quyết vấn đề này ở Kiên Giang.
Để thực hiện các giải pháp trên, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau: