Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp pptx (Trang 70 - 71)

Thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về "đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp", thừa nhận vai trò của kinh tế hộ và tạo mọi điều kiện để kinh tế hộ phát triển đã phát huy được động lực to lớn và tiềm tàng ở mỗi người nông dân tạo nên sự phát triển vượt bậc của nông nghiệp trong những năm qua. Sự phát triển kinh tế HND một cách tự phát làm cho sự PHGN mang tính đối kháng: Sự giàu có của một bộ phận HND tăng lên là từ sự bần cùng của một bộ phận HND khác. Con đường cơ bản để giải quyết mâu thuẫn này là phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nông thôn. Do điểm xuất phát kinh tế thấp kém, kinh tế hợp tác, mở rộng liên doanh liên kết của các HND là phương hướng hiện thực mà các HND cần đạt tới. Càng phát triển các quan hệ kinh tế thị trường, càng thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thì yêu cầu về phát triển kinh tế hợp tác càng trở nên bức thiết. Có như vậy mới giải quyết một cách vững chắc tình trạng nghèo đói của một bộ phận HND hiện nay.

Đối với KG, để phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, trong nông nghiệp điều mấu chốt phải tiến hành ba quá trình đồng thời: thủy lợi hóa, đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, chuyển giao KTCN vào sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế hợp tác. Mặt khác, đổi mới hình thức tổ chức, cơ chế hoạt động của kinh tế hợp tác theo Luật HTX là những việc làm cần thiết. Cần kết hợp nhiều hình thức, biện pháp làm cho kinh tế hợp tác thực sự là hình thức đem lại hiệu quả cao, thích hợp với cơ chế kinh tế mới, giải quyết hài hòa thỏa đáng nhiều lợi ích kinh tế. Bởi vậy, tạo ra môi trường thuận lợi cho cho kinh tế hợp tác ra đời, đào tạo đội ngũ cán bộ cho kinh tế hợp tác là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp pptx (Trang 70 - 71)