Giải pháp về lao động việc làm của các hộ nông dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp pptx (Trang 73 - 76)

Lao động và việc làm là vấn đề xã hội bức xúc hiện nay trong nông nghiệp, nông thôn cả nước và của các HND KG. Lao động vùng nông thôn KG hiện tại có khoảng 731.000 người và giai đoạn 2010 sẽ là khoảng 900000 người. Đây là nguồn lực to lớn để

phát triển kinh tế, nhưng nếu không chuyển nguồn lực này thành việc làm thì nó sẽ trở thành "sức ép" trong phát triển.

Để giải bài toán này, trước hết phải có kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng và kế hoạch bố trí sử dụng lao động cụ thể trong nông nghiệp, nông thôn.

Nông nghiệp KG, phải được đặt trong quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng CHN, HĐH. Thực hiện phương hướng phát triển chung của Đảng, chính quyền các cấp, HND cần tính toán kế hoạch, hình thành mô hình, cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp phát triển toàn diện và hiệu quả. Cần quan tâm, chú ý đến các HND nghèo, phát triển kinh tế VAC, VACR, mô hình lúa cá, lúa tôm, kinh doanh tổng hợp bằng cách hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho họ và đưa họ vào các hình thức kinh tế hợp tác.

Nâng cao chất lượng lao động là biện pháp cơ bản để nâng cao thu nhập đời sống của các HND. Chất lượng lao động ở nông thôn KG hiện nay còn thấp, làm hạn chế hiệu quả sản xuất. Do vậy cần phải tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức kinh nghiệm cho người lao động thông qua nhiều hình thức và biện pháp. Phải coi sản xuất nông nghiệp là một nghề, cần có chuyên môn, cần qua đào tạo huấn luyện. Chẳng hạn khâu giống, khâu phòng trừ bảo vệ thực vật, khâu thu hoạch, khâu chế biến, khâu vận chuyển... trong sản xuất nông nghiệp là một quy trình công nghệ. Trước mắt cũng như trong nhiều năm tới, phải tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, nâng cao chất lượng công tác giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí và phát triển văn - giáo dục cho khu vực nông thôn.

Cần quan tâm hơn việc quản lý, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao công nghệ, đào tạo tay nghề, giải quyết việc làm cho HND nghèo.

Cần chú ý mối quan hệ giữa lao động nông nghiệp với các loại lao động tiểu thủ công khác. Đối với những HND có đủ điều kiện chuyển hoàn toàn thành gia đình làm nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển họ thành các làng nghề. Đối với HND coi lao động trong lĩnh vực thủ công nghiệp như một công việc làm thêm trong thời gian nông nhàn, cần tạo thêm các cơ sở công nghiệp chế biến và dịch vụ ngay trong địa bàn nông thôn. Đây có thể coi là giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề lao động việc làm tại chỗ.

Cũng phải lưu ý rằng, sức lao động trong nông nghiệp đã trở thành hàng hóa, bởi

vậy phải nghiên cứu cơ chế chính sách để vận hành thị trường sức lao động, để thu hút

chất xám, trí tuệ, tay nghề cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Cho phép những cá nhân tổ chức có điều kiện đứng ra lập những trung tâm dạy nghề để xuất khẩu lao động, cung cấp lao động cho các khu công nghiệp dưới nhiều hình thức, theo quy định của luật pháp hiện hành.

Phân bố lại lao động phải gắn với quy hoạch dân cư. Phân bố lại lực lượng lao động và dân cư ở KG không chỉ có nội dung là giải quyết công ăn việc làm, hình thành và phát triển các vùng kinh tế mới mà còn có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng đối với một tỉnh có hầu hết các địa hình phức tạp: biên giới, hải đảo, thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ, vùng núi... Những huyện như Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên phải được chuyển bớt lao động về khu vực tứ giác Hà Tiên.

Hướng tháo gỡ khó khăn chung trong nông nghiệp, nông thôn KG hiện nay có ba nội dung đáng chú ý.

Một là: từng bước tăng thu nhập cho một bộ phận HND từ hoạt động phi nông nghiệp thông qua chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ để giải quyết việc làm. Đưa lao động dư dôi ở nông thôn sang các ngành công nghiệp chế biến, khai thác, dịch vụ, xuất khẩu, trong đó quan tâm công tác đào tạo nghề để đưa một bộ phận lao động của con em HND đi xuất khẩu lao động.

Hai là, phát triển công nghiệp nông thôn để thực hiện CNH, HĐH tại chỗ, xây dựng các ngành nghề mới trong nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện bố trí lại lao động theo phương châm "rời đất chứ không rời làng".

Ba là, để khai thác mọi tiềm năng như đất đai, lao động, ngành nghề tại chỗ cần nghiên cứu và ban hành những chủ trương phù hợp và thông thoáng cùng với việc chuẩn bị những tiền đề vật chất để khuyến khích các HND mạnh dạn làm ăn.

Giải quyết một cách đồng bộ những biện pháp trên thì mới khai thác được tiềm năng thế mạnh, về lao động, đất đai, ngành nghề trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp pptx (Trang 73 - 76)