Huy động vốn cho hộ nông dân nghèo vay từ nhiều nguồn, dưới nhiều hình thức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp pptx (Trang 77 - 80)

tế hợp tác.

Kinh tế nông trại, trang trại cần được khuyến khích phát triển tổ chức rút kinh nghiệm, uốn nắn những lệnh lạc. Bên cạnh đó, vấn đề cảnh quan môi trường và các yếu tố về kinh tế sinh thái nhân văn cũng cần được chú ý để nông nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện và đời sống mọi mặt của HND được nâng lên.

3.2.3. Huy động vốn cho hộ nông dân nghèo vay từ nhiều nguồn, dưới nhiều hình thức hình thức

Vốn là một điều kiện cơ bản để HND thực hiện xóa đói giảm nghèo. Vốn mà chúng ta đề cập ở đây là vốn tiền tệ. Thiếu vốn là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng nghèo đói của phần lớn các HND. Do đó để giải bài toán về PHGN nhằm khắc phục mặt tiêu cực của nó, giải pháp về vốn cho HND nghèo có ý nghĩa rất to lớn.

Những năm qua HND nói chung và HND nghèo của tỉnh nói riêng được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành đã nhận được những nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Tuy nhiên, nhu cầu về vốn cho sự phát triển và để thực hiện chương trình, xóa đói giảm nghèo của các HND KG vẫn rất lớn và hết sức cần thiết. Thực hiện giải pháp về vốn cho các HND nghèo cần quan tâm những nội dung sau:

Thứ nhất: nâng dần số vốn vay của HND nghèo và sử dụng có hiệu quả đồng vốn. Phải thống nhất về nhận thức rằng, vốn cho HND nghèo - dù là vốn cho xóa đói giảm nghèo - thì đó vẫn là vốn tín dụng có vay và có hoàn trả. HND phải có trách nhiệm vay, sử dụng có hiệu quả đồng vốn đó và phải hoàn trả để có thể vay tiếp ở chu kỳ sau hoặc để cho hộ khác vay. Không được phép coi rằng đó là một khoản tiền Nhà nước cho để chi xài hoặc vay làm có hiệu quả thì trả, thất bại thì thôi.

Phải thấy đó là sự quan tâm của cộng đồng xã hội đối với HND nghèo. Sử dụng có hiệu quả đồng vốn xóa đói giảm nghèo và hoàn trả vốn đúng hạn là cách tốt nhất HND thực hiện trách nhiệm đối với chính gia đình mình và xã hội.

Cho vay vốn và chỉ vẽ cách thức làm ăn đối với HND nghèo chính là sắm cho họ chiếc câu và hướng dẫn cách câu để họ tự câu được cá cho mình. Đó là cách để HND nghèo vừa "được tiếp máu", vừa "tạo ra máu mới" nhằm vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Lãi suất cho vay trước mắt cho đến hết năm 2000 vẫn nên giữ ở mức khoảng 0,5% tháng, và từng bước hạ thấp trần lãi suất theo quy định của Chính phủ. Hiện nay bình quân HND nghèo được vay khoảng 500.000 đồng, cần nâng số vốn vay bình quân mỗi hộ lên khoảng 1 triệu đồng và tiến tới cho vay theo dự án có hiệu quả.

Cần chú ý một điểm là hiện nay có những hộ trong tình trạng thiếu ăn do thiên tai hoặc hoạn nạn, bởi vậy cho vay vốn phải chú ý tới cả phương diện trợ cấp đột xuất, nhằm giúp họ ổn định đời sống. Với những hộ này, không chỉ là "chiếc cần câu" mà

nhiều khi là cả "con cá". Trợ giúp vốn ban đầu là để họ chủ động làm ăn sinh lợi, có hiệu quả thiết thực, để từ đó quyết tâm phấn đấu thoát khỏi tình trạng nghèo đói.

Thứ hai: Mở rộng nguồn huy động vốn để bảo đảm cho các HND nghèo có nhu cầu vay đều được đáp ứng về cơ bản. Thực hiện đa dạng các phương thức hỗ trợ vốn, gắn giải pháp về vốn với các giải pháp khác, phục vụ có hiệu quả các nhu cầu về vốn trong sản xuất và đời sống của HND nghèo phù hợp với từng giai đoạn giảm nghèo, thoát nghèo để vươn lên trung bình khá giả.

Mặt khác, trợ vốn cho các HND làm ăn đã có hiệu quả đặc biệt là những HND

sản xuất giỏi có thêm điều kiện để phát huy kinh nghiệm, về quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh và cuộc sống để những HND này hỗ trợ cho các HND vượt qua khó khăn.

Đầu tư vốn cho các cơ sở sản xuất, các tổ chức kinh tế hợp tác, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trên các địa bàn huyện, thị, xã, phường cũng là cách để giúp HND nghèo. Nhờ đó, những đơn vị trên có thêm điều kiện để giải quyết lao động. HND nghèo nhờ đó có thu nhập, ổn định đời sống. Đầu tư vốn cho các trung tâm đang dạy nghề của các huyện thị hoặc của các ngành để các cơ sở này đào tạo ngành nghề miễn phí, hoặc phí thấp nhằm tạo cơ hội tìm kiếm, giới thiệu việc làm cho con em các HND nghèo.

Ngoài ra, đầu tư vốn vào các chương trình dự án khai thác đất sản xuất, đánh bắt

nuôi trồng thủy sản, giãn dân, di dân cũng góp phần không nhỏ giúp tháo gỡ khó khăn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các HND.

Việc huy động vốn phải được thực hiện từ nhiều nguồn, qua nhiều "kênh". Trước hết là ngân hàng phục vụ người nghèo, tín dụng Nhà nước, tín dụng do các DNNN đầu tư, nguồn từ đầu tư tài trợ của nước ngoài. Các kênh vốn thực hiện thông qua các tổ chức, các đoàn thể, hội. Ngoài các nguồn trên, các HND nghèo còn nhận được sự tài trợ đầu tư gián tiếp chưa thể tính ra giá trị cụ thể, như nguồn đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng về giao thông, chợ búa, điện, nước sinh hoạt, giáo dục, đào tạo, y tế... từ Nhà nước. Tổ chức quản lý và theo dõi việc sử dụng vốn từ các nguồn, các hình thức này là rất quan trọng và cần thiết.

Thứ ba: Cải tiến cơ chế thủ tục vay vốn đối với các HND nghèo nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tiêu cực phát sinh trong việc cho vay, thu hồi nợ. Cần có biện pháp nhằm hạn chế tối đa tệ cho vay nặng lãi trong nông thôn. Thủ tục cho vay hiện nay đối với HND nghèo ở nhiều địa bàn trong tỉnh vẫn mang tính chất hành chính nên rườm rà, gây không ít phiền hà cho hộ vay. HND muốn vay phải qua nhiều khâu, nhiều cửa từ chính quyền xã, ấp, khu phố đến cán bộ tín dụng và cơ quan ngân hàng... Mặt khác, danh sách các HND nghèo luôn biến đổi hàng năm làm cho việc nắm đối tượng cho vay luôn phức tạp. Bởi vậy quản lý và nắm chắc tình hình nghèo đói, vùng và HND nghèo đói, hiệu quả và xu hướng tháo gỡ cho họ là hết sức cần thiết đối với chính quyền và cơ quan cho vay.

Tệ cho vay nặng lãi hiện nay ở nông thôn KG vẫn khá phổ biến. Mặc dù tác động của nhiều kênh về nguồn vốn tín dụng có làm cho "trần lãi suất" của tệ nạn này có xu hướng giảm xuống, nhưng nó vẫn là thứ "vòi bạch tuộc" cột chặt HND vào vòng nghèo đói. Dưới nhiều hình thức như mua vật tư, giống má trả tiền sau; bán lúa non; cầm ruộng, cầm đất đai nhà cửa; lấy tiền công trước... Tệ cho vay nặng lãi đang khoét sâu bất bình đẳng, công bằng xã hội trong nông thôn và làm phá sản không ít HND nghèo.

Cần chú trọng phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tới khắp các địa bàn huyện thị trong tỉnh, coi đó là một nguồn vốn quan trọng để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp của các HND một cách tại chỗ.

Do vậy cần cải tiến thủ tục vay vốn thuận lợi, dễ dàng, cho vay đủ mức nhằm tháo gỡ tình hình khó khăn, đẩy mạnh khuyến nông, hướng dẫn cách thức làm ăn và kinh nghiệm tổ chức sản xuất là những công việc mà quản lý Nhà nước thường xuyên phải quan tâm. Chính quyền cần quản lý chặt chẽ quỹ xóa đói giảm nghèo, xử lý nghiêm những tiêu cực gắn với việc cho vay. Đó là một hệ thống các mắt xích liên kết chặt chẽ với nhau mà chúng ta cần đạt tới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp pptx (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)