Đẩy mạnh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp pptx (Trang 68 - 69)

lao động ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH

Yêu cầu hàng đầu để phát triển toàn diện kinh tế xã hội ở KG nói chung và trong khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng là phải có một cơ cấu kinh tế phù hợp với tiềm năng thế mạnh của địa phương và hòa nhập với xu thế chung của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.

Văn kiện Đại hội lần thứ VII (1991) đã chỉ rõ: "Phát triển nông lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã hội" [46, 11]. Nông nghiệp KG phải được đặt trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN để phát triển nhanh chóng các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, phá vỡ tính chất khép kín tự cung tự cấp của nông nghiệp, nông thôn và đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, tăng cường được cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn. Qua đó mà tạo lập một cơ sở vật chất quan trọng để giải quyết vấn đề PHGN. Tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa VII) nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã khẳng định: "Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và với quá trình CNH, HĐH đất nước coi đó là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu và có ý nghĩa chiến lược" [47].

Đối với KG, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp và dịch vụ nông thôn, là giảm tỷ trọng của nông lâm thủy hải sản dưới dạng thô từ 80,5% (1998) xuống 61% (2000) tăng tỷ trọng của công nghiệp xây dựng từ 9% (1998) lên trên 20% (2010) và dịch vụ tăng tương ứng từ 10% lên trên 18%. Tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi (không kể nuôi trồng thủy sản) từ 6,5% năm 1998 lên trên 10% năm 2005 và 16% năm 2010, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa để tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản.

Với phương châm là tập trung khai thác giải phóng nguồn lực để làm bật dậy tiềm năng to lớn của tỉnh, sử dụng có hiệu quả về tài nguyên đất, lao động, ngành nghề.

Phấn đấu đạt hệ số sử dụng đất từ 2 trở lên trong những năm tới, đến năm 2010 với sản lượng lương thực đạt 2,9-3,2 triệu tấn, nuôi trồng thủy sản đạt 331-332 ngàn tấn, đàn heo 550-600 ngàn con, hàng năm giải quyết được 10-12 ngàn lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện và bền vững là mục tiêu mà KG phải đạt được trong giai đoạn 2020.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp pptx (Trang 68 - 69)