Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nông thôn, đổi mới chính sách xã

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp pptx (Trang 71 - 73)

nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nông thôn, đổi mới chính sách xã hội đối với nông dân

Phân hóa giàu nghèo, tình trạng nghèo ở những vùng căn cứ cách mạng trước đây, vùng sâu, vùng xa hiện nay đang là vấn đề bức xúc ở Kiên Giang. Nếu không giải quyết mâu thuẫn này thì không thể có được một sự ổn định xã hội và thể hiện sự thủy chung của cách mạng, của Đảng với dân. Bởi vậy, việc thực hiện thắng lợi chương trình xóa đói giảm nghèo là điều kiện cần thiết để ổn định kinh tế chính trị, trước hết là trong

nông thôn và là nhân tố rất quan trọng để hạn chế những mặt tiêu cực của PHGN đối với HND. Đại hội VII Đảng ta chỉ rõ "cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội tránh sự phân hóa giàu nghèo, vượt quá giới hạn cho phép" [46, 69]. Tại Hội nghị Trung ương 5 Đảng ta cụ thể hóa thêm "phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, hình thành quỹ xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương" [47, 73-74]. Cho đến nay, xóa đói giảm nghèo đã trở thành một chương trình mục tiêu quốc gia, được chuẩn bị rất đầy đủ từ cơ sở lý luận, nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức đến cơ chế điều hành hoạt động. Những "văn bản pháp luật về xóa đói giảm nghèo một cách có hệ thống" [7, 3] là cơ sở để cho cấp ủy chính quyền các cơ quan đoàn thể trong hệ thống chính trị có định hướng hoạt động tốt đối với công cuộc này. Xóa đói giảm nghèo là vấn đề có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội hàng đầu để đi đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Vì vậy "xóa đói giảm nghèo được Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII xác định là một trong 11 chương trình phát triển kinh tế - xã hội" [15, 160].

Xóa đói giảm nghèo, tấn công mạnh mẽ vào nghèo đói là một chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta nói chung và của Đảng bộ và nhân dân KG nói riêng. Đây cũng là lúc phải đào tạo, bố trí đội ngũ chuyên trách "công tác xóa đói giảm nghèo và có chính sách đãi ngộ thích đáng cho họ" [8, 26]. Phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị của cả cộng đồng xã hội về nhân tài, vật lực, kể cả của người Kiên Giang ở nước ngoài vào việc xóa đói giảm nghèo, "xã hội hóa" vấn đề xóa đói giảm nghèo. Chúng tôi đồng tình với quan điểm: Đảng viên phải đi đầu trong xóa đói giảm nghèo [12]. Chỉ có như thế mới đạt kết quả là hạn chế đến mức thấp nhất sự cách biệt giàu nghèo. Quán triệt hơn nữa quan điểm "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh". Xóa đói giảm nghèo đi đôi với khuyến khích làm giàu chính đáng theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh: "Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá lên, người giàu thì giàu thêm" [15, 85] và tăng thêm diện giàu và đủ ăn, thu hẹp diện nghèo và vùng nghèo. Đi đến xây dựng một cơ cấu giàu nghèo của các tầng lớp xã hội trong nông nghiệp, nông thôn tương đối hợp lý.

Muốn làm được điều đó phải có một cơ chế chính sách và môi trường đầu tư phát triển phù hợp với thực tiễn của tỉnh. Xóa đói là một vấn đề cấp bách nên đã được Đảng bộ và nhân dân KG giải quyết dứt điểm từ năm 1994. Nhưng giảm nghèo, chống tái nghèo, tăng hộ khá giả và giàu có vẫn là một chương trình lâu dài và cần phải được thực hiện một cách kiên trì, thường xuyên và liên tục. Đây là những tác động tổng hợp trên nhiều mặt kinh tế - chính trị - xã hội. Bởi vậy phải thực hiện "lồng ghép", kết hợp với các chương trình kinh tế xã hội khác: về giáo dục, y tế, bảo hiểm, môi trường, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở v.v...

Tóm lại, để giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo của các HND phải triển khai thực hiện trên nhiều phương hướng nhiều với nhiều chương trình phát triển kinh tế xã hội trước mắt và lâu dài. Nhờ đó mà các HND KG phát triển được sản xuất, nâng cao được đời sống vật chất văn hóa, thu hẹp được cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, thực hiện được tiến bộ và công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp pptx (Trang 71 - 73)