Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phỏt triển kinh tế - xó hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam pptx (Trang 79 - 80)

2. Dư nợ theo TP kinh tế

3.2.8.Một số giải pháp khác

* Giải pháp về công tác tài chính:

- Nâng cao năng lực tài chính trên cơ sở khơi tăng các nguồn thu, đảm bảo thu lãi đạt từ 95% trở lên đối với các khoản cho vay, thu nợ tồn đọng, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro để tăng thu nhập bất thường, mở rộng các loại hình dịch vụ nhằm tăng tỷ trọng nguồn thu ngoài tín dụng, đảm bảo lãi suất đầu vào, đầu ra chênh lệch tối thiểu 0,4%. Tiết kiệm triệt để các khoản chi phí khác và mua sắm trang bị các tài sản, công cụ phải thật cần thiết cho hoạt động kinh doanh.

- Phân tích tài chính hàng quý, kịp thời đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Phát hiện sớm các vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả kinh doanh để điều chỉnh kịp thời.

* Giải pháp về đào tạo và bố trí đội ngũ cán bộ tín dụng:

Để thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh thì công tác đào tạo và bố trí cán bộ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự thành công trong kinh doanh. Do vậy, cần phải có chính sách phù hợp như : xây dựng tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng, xây dựng nội dung chương trình đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ tín dụng, xây dựng chế độ đãi ngộ hưởng thụ, chế độ khoán công việc gắn với trách nhiệm hành chính và vật chất.

Tập trung cho việc đào tạo nâng cao tay nghề, cập nhật kiến thức, hoàn thiện kỹ năng chuyên môn mục tiêu là tiến tới trình độ nghiệp vụ chuyên sâu, đa dạng. Khi có điều kiện nên đào tạo một số nghiệp vụ cao để chuẩn bị tốt cho việc hội nhập ra bên ngoài.

Về chất lượng cán bộ, ngoài việc đánh giá qua bằng cấp, thi cử tuyển chọn theo quy định đề ra, đội ngũ này phải thường xuyên được đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu cán bộ đa năng theo đòi hỏi của công việc và nhiệm vụ.

* Giải pháp về công nghệ thông tin:

Trước sự phát triển và hiệu quả ngày càng to lớn của công nghệ thông tin đối với mọi ngành mọi lĩnh vực, thì sức ép về nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng càng trở nên bức thiết. Yêu cầu về hiện đại hoá công

nghệ ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí lao động, tăng sức cạnh tranh, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý và kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng hiệu quả năng suất lao động. Trong điều kiện của một ngân hàng huyện, NHNo&PTNT Hiệp Đức cần:

- Có phương án đào tạo cán bộ tin học có kiến thức, đủ sức khai thác các phần mền chuyên ngành ngân hàng để phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trước mắt, tập huấn ngắn ngày để tạm thời ứng dụng phần mềm, nhưng về lâu dài cần đào tạo chuyên sâu để thực hiện các yêu cầu cao hơn về lĩnh vực tin học. - Trang bị, nâng cấp hệ thống tin học, củng cố phát triển mạng giao dịch nội bộ cùng các cổng kết nối hiện đại với NHNo&PTNT tỉnh đảm bảo công tác thanh toán điện tử thông suốt và trôi chảy.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phỏt triển kinh tế - xó hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam pptx (Trang 79 - 80)