Các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phỏt triển kinh tế - xó hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam pptx (Trang 74 - 78)

2. Dư nợ theo TP kinh tế

3.2.6.2. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Một là: Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng. NHNo&PTNT Hiệp Đức phải nắm được đầy đủ, chính xác các thông tin về khách hàng để có đủ căn cứ để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Trong điều kiện thực tế hiện nay, cần thực hiện tốt các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về công tác thông tin tín dụng (CIC) trên cả hai giác độ:

Thứ nhất, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp cho bộ phận CIC ngân hàng

nhà nước các thông tin tín dụng của các doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng một cách đầy đủ, chính xác, đúng thời gian quy định.

Thứ hai, khai thác, sử dụng thường xuyên, có hiệu quả nguồn thông tin từ CIC ngân hàng nhà nước để phục vụ công tác tín dụng. Đặc biệt, đối với các thông tin về các doanh nghiệp mới đặt quan hệ tín dụng.

Ngoài ra, cần thực hiện tốt công tác thông tin báo cáo cho ngân hàng nhà nước. Cung cấp và khai thác tốt các thông tin tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam: Các thông tin về thị trường, chính sách xuất, nhập khẩu, thông tin về các dự án lớn, các dự án, khách hàng cùng ngành nghề, các tổng công ty có nhiều đơn vị thành viên có quan hệ tín dụng...

Hai là: Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra đối với hoạt động tín dụng. Công tác kiểm tra hoạt động tín dụng là một trong những điều kiện để đảm bảo hiệu quả tín dụng. Nó giúp ngân hàng ngăn chặn, phát hiện và xử lý các thiếu sót, sai

phạm, yếu kém...trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng, hạn chế nợ quá hạn. Do vậy, NHNo&PTNT huyện phải chú ý thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát, cụ thể cần tập trung vào một số nội dụng chủ yếu sau:

- Kiểm tra việc chấp hành chế độ chính sách trong công tác tín dụng: chỉ tiêu tín dụng, chế độ, thể lệ, quy trình đầu tư, các quy định về bảo đảm tiền vay, các biện pháp xử lý nợ như gia hạn nợ, giãn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, mức phân cấp phán quyết tín dụng, chấp hành chế độ thông tin báo cáo tín dụng...

Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tuỳ thuộc vào tình hình thực tế, đối tượng kiểm tra, mục tiêu kiểm tra...nhằm đạt được hiệu quả cao nhất:

- Đối với khách hàng, kết hợp việc kiểm tra bộ hồ sơ vay vốn (đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, hợp lý của các hồ sơ) và kiểm tra thực tế khách hàng thông qua các biện pháp như phỏng vấn, đối chiếu nợ, kiểm tra thông qua bạn hàng...

- Kết hợp kiểm tra toàn diện của bộ phận kiểm soát chuyên trách với kiểm tra theo chuyên đề của bộ phận tín dụng.

- Kiểm tra theo định kỳ, theo chương trình tháng, quý, năm của ngân hàng cấp trên kết hợp với việc kiểm tra đột xuất thực hiện giám định toàn diện và liên tục đối với hoạt động tín dụng.

- Thông qua kiểm tra, kiểm soát, phải phát hiện được các sai sót, yếu kém tồn tại và có biện pháp xử lý phù hợp, có hiệu quả; rút kinh nghiệm, ngăn ngừa, hạn chế các sai sót phát sinh, đặc biệt là không để tái diễn các sai sót đã được phát hiện. Đồng thời, xử lý nghiêm túc các đơn vị, cá nhân có sai phạm.

Ba là: thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp. NHNo&PTNT huyện cần xem xét thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp đối với từng khoản vay. Đây là những biện pháp xử lý được áp dụng nhằm giúp các khách hàng có nợ quá hạn khắc phục khó khăn tài chính, khôi phục, duy trì sản xuất kinh doanh, trả được nợ cho ngân hàng. Các biện pháp xử lý nợ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay bao gồm:

đề nghị, ngân hàng có thể xét cho gia hạn nợ để tạo điều kiện cho khách hàng trả được nợ. Số lần gia hạn nợ không khống chế, nhưng không được vượt quá chế độ quy định về thời gian được gia hạn.

Điều chỉnh kỳ hạn nợ: Trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn do

các khó khăn khách quan, thì được ngân hàng xem xét, điều chỉnh lại kỳ hạn nợ.

Miễn giảm tiền lãi vay đối với khách hàng bị tổn thất tài sản hình thành từ vốn vay do các nguyên nhân khách quan, nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng trả được nợ gốc và phần lãi còn lại, có điều kiện lập lại quan hệ tín dụng bình thường.

Bốn là: thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo tiền vay theo quy định.

- Đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản:

Nếu tiền vay được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay ngân hàng cần có những biện pháp quản lý như sau:

+ Xác định rõ quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của người vay.

+ Kiểm tra, giám sát tiến độ hình thành tài sản bảo đảm tiền vay đúng mục đích vay, giám sát quá trình sử dụng tài sản đó để có biện pháp xử lý thích hợp khi cần thiết.

Nếu tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của khách hàng hoặc của bên thứ ba, ngân hàng cần chú ý các điểm sau:

+ Kiểm tra rõ tính hợp pháp của tài sản đảm bảo thuộc quyền sử hữu của người vay.

+ Đối với các tài sản khó tiêu thụ trên thị trường, tài sản dễ hao mòn, mất giá thì không nhận làm tài sản thế chấp, cầm cố.

+ Đối với các tài sản không bắt buộc có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu như vàng bạc, đá quý thì phải dùng biện pháp cầm cố.

+ Thu thập thông tin về tài sản đảm bảo tránh trường hợp khách hàng giả mạo gấy tờ, lập nhiều hồ sơ vay vốn ở nhiều ngân hàng khác nhau.

tình trạng định giá quá cao giá trị tài sản thế chấp, cầm cố khiến cho khi gặp phải rủi ro, việc phát mại tài sản không đủ bù đắp số vốn đã cho vay.

- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

Luật Tổ chức tín dụng, Nghị định số 178/1999/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản pháp luật liên quan quy định quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hay cho vay không có bảo đảm của các Tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Nghĩa là, tuỳ thuộc vào các tiêu chuẩn khách hàng và độ tín nhiệm mà NHNo&PTNT áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay hay không. Ngoại trừ việc cho vay không cần đảm bảo tài sản theo quy định của Chính phủ (cho vay theo Quyết định 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/03/1999).

- Trường hợp thực hiện cho vay không có đảm bảo bằng tài sản theo quy

địnhcủa Chính phủ: thì thủ tục, hồ sơ cho vay cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo

các quy định của Chính phủ và quy trình cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam. - Trường hợp NHNo&PTNT huyện quyết định cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: thì cần phải lưu ý một số điểm sau:

+ Phải xác định được những tài sản có khả năng bảo đảm để trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ buộc họ thực hiện các biện pháp bảo đảm.

+ Có biện pháp thu nợ trước hạn nếu khách hàng không thực hiện được các biện pháp bảo đảm tài sản trong trường hợp trên.

Năm là: thực hiện biện pháp phân tán rủi ro qua việc mua bảo hiểm tiền vay. Trong điều kiện phát triển của các loại hình bảo hiểm hiện nay, NHNo&PTNT nên thực hiện việc mua bảo hiểm tiền vay để phân tán bớt rủi ro tín dụng, đồng thời động viên khuyến khích người nông dân tham gia mua bảo hiểm các đối tượng đầu tư sản xuất kinh doanh của mình, nhất là những đối tượng có vốn vay ngân hàng.

Sáu là: phối hợp chặt chẽ với chính quyền, Hội đoàn thể tại địa phương để nắm chắc thông tin khách hàng, đề ra biện pháp về cho vay và thu nợ đúng đắn.

Thông tin khách hàng có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với công tác thẩm định ban đầu trong toàn bộ quá trình cho vay. Yêu cầu về thông tin đó cần phải trung

thực và chính xác, có như vậy các quyết định cho vay đưa ra của ngân hàng mới đúng đắn. Việc thu thập thông tin thuộc về cán bộ tín dụng, nhưng Ban Lãnh đạo phải đặt vấn đề, xây dựng nền móng về cơ chế để sự phối hợp giữa ngân hàng với chính quyền các cấp được chặt chẽ. Trên nền móng đó, cán bộ tín dụng ngân hàng sẽ tiếp cận và thu nhận thông tin chính xác về khách hàng thông qua chính quyền và hội đoàn thể cấp xã như UBND, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phỏt triển kinh tế - xó hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam pptx (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)