Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải là nhân tố thúc đẩy quá trình nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phỏt triển kinh tế - xó hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam pptx (Trang 60 - 61)

2. Dư nợ theo TP kinh tế

3.1.2.Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải là nhân tố thúc đẩy quá trình nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

nhân tố thúc đẩy quá trình nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong huyện

Tín dụng NHNo&PTNT khi đầu tư cho đối tượng là hộ sản xuất, hộ gia đình hay cá thể tư nhân cần phải đặt vấn đề xem xét tác dụng của vốn tín dụng ở các khía cạnh sau đây:

- Góp phần làm giàu chính đáng cho nông dân trên mảnh đất của mình, làm tăng thu nhập cho bộ phận dân cư nông thôn.

- Góp phần cải biến cơ cấu và lượng tiêu dùng của dân cư nông thôn, tạo ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và quá trình tái sản xuất sức lao động, cải thiện chất lượng và kỹ thuật lao động.

- Góp phần thoả mãn ngày càng tốt hơn về yêu cầu văn hoá, giáo dục, y tế của nông dân nói riêng và dân cư trong địa bàn nói chung.

- Thông qua tổ tín chấp, kinh tế hợp tác, doanh nghiệp, hội nông dân, hội phụ nữ.... mà góp phần thay đổi các hủ tục lạc hậu, cải thiện các quan hệ xã hội ở nông thôn.

- Góp phần duy trì sự trong lành của môi trường nông thôn, đồng thời làm thay đổi bộ mặt mới cho nông thôn theo hướng tích cực.

- Thúc đẩy quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh, kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội trên địa bàn huyện.

- Góp phần phát triển đa dạng các ngành nghề, hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn, thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn đi vào chuyên môn

hoá theo từng nghề nghiệp cụ thể, thích hợp với kỹ năng, truyền thống của từng làng, xã. Từ đó mở rộng về quy mô tín dụng, đồng thời tạo điều kiện cần thiết để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở giai đoạn cao hơn.

- Quá trình đầu tư tín dụng NHNo&PTNT vào nông nghiệp và kinh tế nông thôn sẽ góp phần thu hút lao động nhàn rỗi ở nông thôn, đồng thời đó cũng là quá trình tạo ra cho người nông dân thích nghi dần với tác phong công nghiệp, hợp tác với nhau chặt chẽ trong guồng máy sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, có sự quản lýư của Nhà nước.

Phương thức hoạt động của tín dụng NHNo&PTNT là phải đầu tư đến từng ngành nghề cụ thể, từng vùng kinh tế trong địa bàn huyện với các tiêu thức thông thường được sử dụng như: tỷ suất lợi nhuận cho 1 đồng vốn, 1 đơn vị diện tích, 1 lao động, hệ số sử dụng đất, tài nguyên...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phỏt triển kinh tế - xó hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam pptx (Trang 60 - 61)