2. Dư nợ theo TP kinh tế
2.1.2.4. Về thực hiện cho vay vốn theo các chương trình uỷ thác của Chính phủ
phủ
Cho đến nay, tín dụng ngân hàng nông nghiệp vẫn là công cụ vô cùng đắc lực và hết sức hữu hiệu để Đảng và Nhà nước ta thực hiện các chính sách về hỗ trợ và giúp đỡ nông dân, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng chính sách trong chiến lược
Tại NHNo&PTNT Hiệp Đức, tính từ trước đến nay, lượng cho vay bằng vốn uỷ thác của Chính phủ thông qua các chương trình mục tiêu đã được thực hiện với khối lượng tương đối lớn so với quy mô của huyện. Hầu hết các chương trình cho vay uỷ thác của Chính phủ thông qua tín dụng ngân hàng nông nghiệp đều đem lại nhiều kết quả khả quan. Cụ thể:
* Chương trình cho vay khắc phục thiên tai:
Chương trình này thực hiện chủ yếu trong các năm 1998, 1999, 2000 và kéo dài cho đến năm 2005, mục đích cho vay của chương trình này là để hỗ trợ cho nông dân khắc phục một phần thiệt hại do thiên tai về hạn hán 1997, bão lụt 1998, bão lụt 1999 gây ra. Tổng nguồn vốn mà NHNo&PTNT Hiệp Đức được Chính phủ uỷ thác cho vay ở chương trình này là: 2.999 triệu đồng. Bằng cách thông qua sự xác nhận của UBND xã, nguồn vốn này đã được NHNo&PTNT huyện trực tiếp cho vay đến hơn 1.000 hộ nông dân, giúp họ vượt qua khó khăn do thiên tai gây ra, từ đó nhanh chóng khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống [21].
Kết quả thực hiện của chương trình cho vay này đã giúp hàng ngàn hộ nông dân tại Hiệp Đức khắc phục được bớt một phần thiệt hại do thiên tai bão lũ xảy ra trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời giúp nhân dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, đi vào sản xuất và quan trọng nhất là có một nguồn vốn tín dụng hết sức đặc biệt (giá rẻ, thời hạn dài) để người nông dân có điều kiện về tài chính mà khôi phục lại và phát triển sản xuất.
* Chương trình cho vay hộ nghèo:
Chương trình này được NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức bắt đầu thực hiện từ năm 1994 và đến năm 2004 thì bàn giao lại cho Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hiệp Đức đảm trách.
Bảng 2.5: Kết quả cho vay hộ nghèo qua các năm 1999-2004
ĐVT: Triệu đồng, Hộ
Năm Doanh số cho vay Số lượt hộ nghèo được vay vốn
1999 353 137 2000 844 211 2000 844 211 2001 1.460 324 2002 1.692 386 2003 1.886 403 2004 578 82
Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của NHNo&PTNT Hiệp Đức.
Trong thời gian cho vay nguồn vốn chỉ định này, NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức đã giải ngân cho hàng ngàn hộ nghèo vay vốn với hàng chục tỷ đồng. Chỉ tính riêng từ năm 1999 trở lại đây, NHNo&PTNT huyện đã tiến hành giải quyết cho vay tổng số vốn hơn 6.813 triệu đồng, với hơn 1.543 lượt hộ nghèo tại huyện được vay vốn [21].
Số liệu tại NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức qua các năm được thống kê cho thấy: Kết quả việc thực hiện chương trình này, một mặt, đã góp phần giảm nhanh tỉ lệ hộ nghèo tại huyện từ năm 1995 là 45,64%, xuống còn 30,57% năm 2000 và còn 13% năm 2005 [32]. Mặt khác, vốn cho vay hộ nghèo với những điều kiện ưu đãi hơn đã giúp cho một bộ phận nhân dân không những thoát nghèo mà còn vươn lên khá giả và tiến đến làm giàu. Chính điều đó, đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn Hiệp Đức ngày càng khởi sắc, cuộc sống nhân dân ổn định làm nền tảng vững chắc cho sự bình yên, trật tự xã hội tại địa phương.
Từ nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, các chương trình mục tiêu được cho vay thông qua NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức đã khẳng định rõ vai trò của tín dụng ngân hàng nông nghiệp trên việc tác động đến sự thay đổi đời sống kinh tế-xã hội tại địa phương.
Có thể nói rằng những kết quả động kinh doanh nói trên của tín dụng ngân hàng nông nghiệp huyện Hiệp Đức, đã góp phần đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trong đó thành tích đáng ghi nhận nhất là phục vụ quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở một huyện miền núi, thuần nông, còn kém phát triển
như Hiệp Đức và sự phát triển của chính bản thân NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức trong những năm qua. Sự thành tựu đó thể hiện trên các mặt sau đây:
Một là, hiệu quả đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Hiệp Đức.
Đồng vốn tín dụng đã thực sự là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất tận dụng mọi tiềm năng về lao động, đất đai, và vốn trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác, vốn tín dụng là nguồn hỗ trợ đắc lực tạo điều kiện cho các hộ sản xuất mạnh dạn đầu tư theo chiều sâu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ trong việc phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Hoạt động tín dụng ngân hàng đã tạo điều kiện cho các hộ sản xuất biết kết hợp một cách hài hoà giữa các yếu tố lao động, đất đai, khai thác và sử dụng hiệu quả sức lao động nông nhàn trong nông thôn, trong lúc giáp hạt tạo thêm công ăn việc làm mới góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội, kích thích sáng kiến, sáng tạo trong lao động, thúc đẩy sự cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao cho xã hội, từ đó tạo thêm thu nhập chính đáng cho người dân.
Với tư cách là công cụ tập trung vốn và tích luỹ, tín dụng ngân hàng góp phần tạo điều kiện cho hộ nông dân tập trung tư liệu sản xuất, mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm đưa giống mới vào sản xuất vì mục tiêu của là tăng nhanh số lượng, cải thiện chất lượng nông sản hàng hoá tại chỗ, cung ứng ra thị trường trong nước, thị trường ngoài nước. Để từ đó nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi góp phần đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.
Vốn tín dụng ngân hàng đã thực hiện tốt việc gắn kết quá trình sản xuất và chế biến, liên kết và đồng thuận “bốn nhà” để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá nông sản, tăng giá trị thu nhập cho người lao động và tăng giá trị xuất khẩu.
Hoạt động tín dụng ngân hàng không những chỉ nhằm mục đích hỗ trợ vốn mà còn tạo nên những tiền đề để phát triển thị trường hàng hoá, thị trường vốn trong
khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, đẩy mạnh sự phân công lao động xã hội trong nông thôn, phát triển mạnh mẽ các ngành nghề truyền thống, xây dựng những cơ sở công nghiệp nông thôn, phá vỡ cơ cấu kinh tế cũ, lạc hậu tạo điều kiện mở rộng quan hệ giao lưu tiền tệ giữa nước ta và các nước khác nhau trên thế giới và trong khu vực.
Hoạt động tín dụng ngân hàng còn tạo điều kiện tốt nhất cho các thành phần kinh tế cùng bình đẳng để phát triển, góp phần vào việc hình thành, điều chỉnh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tín dụng ngân hàng không chỉ đơn thuần phục vụ phát triển kinh tế mà còn mang lại hiệu quả xã hội đích thực, đó là: góp phần nâng cao dân trí, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện môi trường sống, và nhất là thực hiện tốt các chính sách xã hội của đảng và Nhà nước ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tín dụng ngân hàng nông nghiệp huyện Hiệp Đức phát huy tốt tác dụng đã góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân trong huyện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hiệp Đức theo tinh thần Nghị quyết huyện đảng bộ lần thứ V đã đề ra.
Hai là, hiệu quả đối với bản thân NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức.
Với phương châm “đi vay để cho vay” được hình thành từ tư duy đổi mới trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức đã hoà chung vào xu thế thích ứng với việc chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, cũng có nghĩa là nhiệm vụ của tín dụng ngân hàng phải thực hiện cho được cơ chế chênh lệch lãi suất thực dương, chính điều đó buộc NHNo&PTNT Hiệp Đức phải đổi mới cách nghĩ, cách làm, phải tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư tín dụng vào các dự án, đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức từ năm 2000 đã tăng dần và kết dư lãi hàng năm.
Nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh, ổn định, năm 2000 nguồn vốn huy động đạt 18.350 triệu đồng, thì đến 31/12/2005 đã đạt được 30.987 triệu đồng, tăng
1,68 lần đã đáp ứng 100% tổng dư nợ cho vay tại địa phương, ngoài ra còn dư có nguồn vốn để điều hoà cho các NHNo&PTNT bạn.
Đầu tư tín dụng ngày càng được tăng trưởng và mở rộng tới tất cả các thành phần kinh tế, nâng dần tỉ trọng cho vay trung, dài hạn trong kết cấu dư nợ, để trên cơ sở đó tăng cường trang bị máy móc, đổi mới trang thiết bị, tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển. Từ những kết quả đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội tại huyện Hiệp Đức.