Xây dựng chiến lược đầu tư tín dụng dài hạn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phỏt triển kinh tế - xó hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam pptx (Trang 67 - 68)

2. Dư nợ theo TP kinh tế

3.2.3.1.Xây dựng chiến lược đầu tư tín dụng dài hạn

Nếu đã xác định nông nghiệp, nông thôn là thị trường chủ đạo thì việc xây dựng một chiến lược cho vay dài hạn là hết sức cần thiết. Chiến lược này ngoài việc phải đẳm bảo tính phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của huyện còn phải đảm bảo các nội dung sau:

- Cân đối nguồn và cho vay trung, dài hạn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng chính sách sản phẩm huy động và cho vay đa dạng với lãi suất linh hoạt.

- Các phương thức tuyên truyền về những điều kiện, nguyên tắc đối tượng vay vốn đối với hộ nông dân. Xây dựng chiến lược khuyếch trương đồng bộ, chú ý đến các kênh tuyên truyền mới, dễ làm và hiệu quả hơn cả là phát tờ rơi.

- Bên cạnh việc đảm bảo các mục tiêu xã hội, cần mở rộng cho vay có trọng điểm, có địa chỉ, tránh chủ nghĩa bình quân trong cho vay. Hết sức hạn chế ảnh hưởng các can thiệp hành chính tới quyết định cho vay, hiệu quả của dự án phải là tiêu chí hàng đầu.

Trong nông nghiệp, việc cho vay cần phải phân chia cụ thể các loại hình kinh tế, để đảm bảo cho vay đúng đối tượng, đảm bảo thuận lợi cho việc giải ngân và giám sát quy trình và mục đích sử dụng vốn.

Hiện nay kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển khá phong phú và theo nhiều chiều hướng khác nhau. Kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, cá thể đan xen vào nhau; quyền sử dụng đất thì có nơi là đất khoán, đất đấu thầu, đất vườn, đất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp hoặc kết hợp với nông, lâm, ngư nghiệp, có nơi là kết hợp với sản xuất tiểu thủ công nghiệp, gia công chế biến. Mỗi loại hình có những đặc thù riêng mà nếu không xác định cụ thể, tín dụng ngân hàng dễ rơi vào hiện tượng chủ quan duy ý chí trong việc phát triển sản phẩm và xác định lãi suất.

Đối với các ngành sản xuất trực tiếp, nhu cầu vốn thường mang tính mùa vụ. Do đó, ngân hàng cần dự báo được thời kỳ cần vốn của hộ để có cơ chế đáp ứng kịp thời.

Đối với các dự án lớn như nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn, nhu cầu về vốn không những to lớn mà nhu cầu được tư vấn về kỹ thuật, biện pháp canh tác, phòng ngừa dịch bệnh cũng rất lớn. Chính vì vậy, ngân hàng cần chủ động phối hợp với các tổ chức chuyên sâu về mặt kỹ thuật như Phòng nông nghiệp huyện để tiến hành triển khai hoạt động cho vay một cách hiệu quả, đồng thời qua đó giám sát quá trình sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phỏt triển kinh tế - xó hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam pptx (Trang 67 - 68)