Nhân tố về kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phỏt triển kinh tế - xó hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam pptx (Trang 32 - 36)

Từ năm 2001-2005 huyện Hiệp Đức có tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và có

nhiều mặt phát triển [7].

Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: Năng suất sản lượng các loại cây trồng tăng khá so với năm 2000. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm 10.876 tấn. Diện tích đất sản xuất không hiệu quả được chuyển sang trồng các loại cây keo nguyên liệu theo hướng tập trung chuyên canh. Hình thành vùng cây nguyên liệu sắn: 630 ha; mía: 405 ha; dứa: 50 ha; cây cao su: 1.783 ha; cây nguyên liệu giấy: 1.238 ha; chuyển 354 ha đất trồng lúa, màu năng suất thấp sang trồng cỏ nuôi bò lai có hiệu quả.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Tổng sản phẩm GDP (GCĐ 94) Triệu đ 50.054 69.523 75.778 65.184 69.613 -Công nghiệp-Xây dựng " 3.715 10.929 10.750 13.170 13.964

-Nông, lâm, ngư

nghiệp " 37.685 37.354 41.448 73.034 74.897 - Các ngành dịch vụ " 8.654 21.240 23.580 33.524 38.083 2. Cơ cấu GDP % 100 100 100 100 100 -Công nghiệp-Xây dựng " 7,42 16,70 15,44 11 11

-Nông, lâm, ngư

nghiệp " 75,29 51,15 51,30 61 59 - Các ngành dịch vụ " 17,29 32,15 33,26 28 30 3. Sản lượng lương thực Tấn 9.081 8.541 9.895 10.875 10.255 Trong đó: Thóc " 8.821 8.179 8.894 9.560 8.600

4. Vốn đầu tư XDCB Triệu đ 11.943 19.937 16.640 21.597 29.776

5. Các chỉ tiêu tổng hợp

- Thu ngân sách Triệu đ 26.664 28.211 44.623 50.051 63.628

- Chi ngân sách " 25.227 26.569 36.603 40.956 47.441

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hiệp Đức các năm 2001-2005

Chăn nuôi chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá; chất lượng được nâng lên; giá trị sản xuất đạt 23,2 tỷ đồng; tăng bình quân 11,7%/ năm. Tỉ lệ bò lai đạt 32%, các giống lợn lai được nuôi rộng rãi, lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

bình quân hàng năm 5,5%. Đến nay, tổng đàn trâu 4.084 con, đàn bò hơn 17.000 con, đàn lợn hơn 17.000 con.

Kinh tế vườn, kinh tế trang trại được chú trọng phát triển. Các nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này trong 5 năm qua tăng đáng kể, đạt 10,5 tỷ đồng. Trong đó vốn từ ngân sách hơn 1,7 tỷ, vốn nhân dân đầu tư 7,7 tỷ...Cải tạo và xây dựng 4.833 vườn, 112 trang trại.

Công tác giao đất, khoán rừng được đẩy mạnh, phát huy hiệu quả, góp phần khôi phục, bảo vệ và tái tạo vốn rừng. Từ các chương trình, dự án đã trồng mới 2.635 ha rừng, nâng diện tích rừng hiện có lên 14.570 ha, tỷ lệ độ che phủ của rừng đạt 32,6%. Riêng dự án cây cao su đã trồng 1.783 ha phát triển tốt, góp phần giải quyết cho hơn 1.000 lao động tại chỗ.

Tổng giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp, thuỷ sản 89,5 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 6,8%.

Lĩnh vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, duy trì được nhịp độ tăng trưởng. Hiện có 200 cơ sở sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp với 237 lao động, giá trị sản xuất đạt 4,1 tỷ đồng. So với năm 2000, số cơ sở tăng 27%, số lao động tăng 24,8%, giá trị sản xuất bình quân tăng 2,8%/năm. Phát triển một số ngành nghề, dịch vụ mới phục vụ kịp thời cho sản xuất và tiêu dùng. Tiến hành quy hoạch 5 cụm công nghiệp và triển khai thi công mặt bằng cụm công nghiệp Tân An.

Thương mại - dịch vụ: Xây dựng kiên cố chợ Hiệp Đức, nâng cấp chợ Việt An phát triển mạng lưới bán lẽ đều khắp. Toàn huyện có 600 hộ kinh doanh, tăng 30,4% so với năm 2000. Thương mại quốc doanh được củng cố, phát huy tốt chức năng công ích, góp phần giữ ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu hàng hoá cho nhân dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bình quân 100 tỷ đồng/năm. Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân hàng năm 14,6%.

Hệ thống kết cấu hạ tầng được tăng cường: quy hoạch, đầu tư nâng cấp, xây mới các công trình trọng yếu, giải quyết những yêu cầu bức thiết của sản xuất và đời sống. Trong 5 năm 2001-2005 xây dựng 219 công trình với tổng trị giá 136 tỷ

đồng, trong đó đầu tư cho giao thông 74,1 tỷ, dân dụng 41,8 tỷ, thuỷ lợi và nước sạch 19,7 tỷ... Xây dựng và đưa vào sử dụng cầu Trà Nô, cầu treo Bà Chầu, ngầm sông Khang, đường Tân An-Trà Linh, Quế Thọ - An Tráng, khởi công đường Quế Bình-Quế Lưu, cầu Vực Giang, khắc phục một bước ách tắc giao thông giữa các vùng trong huyện. Bê tông hoá nông thôn được đẩy mạnh, nâng cấp 20 công trình thuỷ lợi, nâng tỉ lệ chủ động tưới nước lên 57%. Tiếp tục mở rộng mạng lưới điện ở 12/12 xã, thị trấn với 54/70 thôn có điện, 85% số hộ sử dụng điện, tăng 25% so năm 2000. Hệ thống bưu chính - viễn thông phát triển mạnh, 100% số xã có điểm bưu điện-văn hoá và có máy điện thoại, bình quân 3,8 máy điện thoại /100 dân. Xây dựng mới thư viện, nhà luyện tập và thi đấu cầu lông. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn đầu tư của TW, quốc lộ 14E, hồ Việt An được nâng cấp và hoàn thiện tạo thêm nhiều thận lợi mới cho huyện.

Tuy vậy, về kinh tế Hiệp Đức vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại như: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa vững chắc. Năng suất, chất lượng một số loại cây trồng, con vật nuôi tăng không đạt yêu cầu. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích còn thấp. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa đi vào sản xuất hàng hoá. Kinh tế vườn, kinh tế trang trại chưa phát triển mạnh thành mủi nhọn. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cả vật tư đầu vào tăng, tình hình tiêu thụ nông sản gặp khó khăn, nguồn lực của huyện chưa đủ mạnh, tích luỷ trong nhân dân còn hạn hẹp. Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp còn yếu và nhỏ lẻ. Tốc độ tăng của thương mại dịch vụ chưa mạnh. Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm. Kinh tế hợp tác, kinh tế HTX còn yếu, các mô hình điểm chậm được nhân rộng, chưa hỗ trợ được kinh tế hộ. Xây dựng kết cấu hạ tầng chậm. Huy động vốn đối ứng trong dân chưa đạt. Tiến độ đầu

tư xây dựng các cụm kinh tế - kỹ thuật chậm[7].

*Tác động của nhân tố này đến phát triển tín dụng ngân hàng như sau:

Những thành quả về kinh tế mà huyện Hiệp Đức đạt được trong những năm qua đối với NHNo&PTNT huyện có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc mở rộng tín dụng ngân hàng. Thành quả đó không những là nền móng vững chắc, tạo sức bật tốt cho kinh tế huyện nhà đột phá và phát triển, mà còn là điều kiện thuận lợi, môi

trường đầu tư tốt để tín dụng ngân hàng tăng trưởng và mở rộng đầu tư vào sản xuất kinh doanh cho các thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phỏt triển kinh tế - xó hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam pptx (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)