Các biện pháp thu hồi nợ khó đòi, nợ quá hạn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phỏt triển kinh tế - xó hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam pptx (Trang 72 - 74)

2. Dư nợ theo TP kinh tế

3.2.6.1.Các biện pháp thu hồi nợ khó đòi, nợ quá hạn

Thu nợ quá hạn là biện pháp cuối cùng nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại đã xảy ra. Đây là một vấn đề bức xúc chung của ngành ngân hàng hiện nay trong việc xử lý các khoản nợ khó đòi đang chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ quá hạn. Đối với các khoản nợ này, hầu như đã không còn khả năng thu hồi như dự kiến, vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp xử lý kiên quyết. NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức cần xúc tiến những biện pháp sau:

Đối với các khoản cho vay có tài sản thế chấp.

Tiến hành các bước, các biện pháp xử lý tài sản phù hợp với từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở các quy định tại Nghị định số 178 và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Để giảm bớt chi phí nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả, cần đặc biệt quan tâm xử lý tài sản bảo đảm theo các phương thức đã thỏa thuận, ghi trong hợp đồng bảo đảm tiền vay. Biện pháp này áp dụng khi khách hàng có thiện chí giải quyết nợ... nhằm đơn giản hoá thủ tục, giải quyết nhanh, chi phí thấp nhưng vẫn có thể bảo

đảm được giá bán cao, từ đó giảm bớt thiệt hại cho cả khách hàng và ngân hàng. Nếu biện pháp trên không thực hiện được, cần chủ động lựa chọn thực hiện ngay việc xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định số 178 và Thông tư liên bộ Tư pháp – Ngân hàng số 03: Bán tài sản đảm bảo; nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ ba phải trả hoặc phải giao cho bên đảm bảo.

Nếu khách hàng cố tình không giao tài sản để xử lý theo các biện pháp trên, không thực hiện các yêu cầu chính đáng của ngân hàng, cố tình tranh chấp, chây ỳ..., thì ngân hàng cần khởi kiện ra toà án và xử lý tài sản theo kết luận của toà án.

Việc xử lý tài sản bảo đảm cần tiến hành khẩn trương, kiên quyết nhằm nhanh chóng giải quyết vốn vay bị ứ đọng. Trong thời gian chưa xử lý được tài sản, ngân hàng cần có biện pháp thích hợp để thu giữ, khai thác, sử dụng các tài sản đó nhằm tạo nguồn thu nợ (đưa tài sản vào kinh doanh, cho thuê...). Số tiền thu được, sau khi trừ các chi phí cần thiết trong việc sử dụng tài sản, được dùng để thu hồi nợ.

Cần đề ra các biện pháp xử lý thích hợp trong các trường hợp tài sản đã được xử lý xong nhưng không đủ thu hồi nợ. Về phía khách hàng, phải yêu cầu nhận nợ số còn thiếu và phải cam kết, lập kế hoạch trả nợ cụ thể. Trường hợp khách hàng không chịu nhận nợ, phải xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong các trường hợp tài sản định giá quá cao do chủ quan của cán bộ ngân hàng dẫn tới tổn thất, phải quy trách nhiệm bồi hoàn.

Trong quá trình xử lý tài sản, đặc biệt là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất, ngân hàng cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng để bảo đảm cho việc xử lý tài sản nhanh, đúng luật, có hiệu quả, các thủ tục chuyển nhượng, sang tên được tiến hành nhanh với chi phí thấp.

Đối với các khoản vay không có tài sản thế chấp.

Ngân hàng đề nghị khách hàng thắt chặt ngân quỹ, khuyên bán bớt các tài sản có giá trị, thanh lý các tài sản không sử dụng... để có tiền trả nợ ngân hàng. Kết hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan nội chính tại huyện dùng áp lực để ép các đối tượng có nợ quá hạn chây ỳ, lâu ngày chọn đối tượng có nợ quá hạn

tương đối lớn, có hành vi lừa đảo làm điểm để đấu tranh họ phải thu xếp nguồn trả nợ.

Bình thường hoá biện pháp khởi kiện ra toà.

Coi việc khởi kiện ra toà là cần thiết trong việc bảo vệ quyền lợi của ngân hàng trong các giao dịch tín dụng, đây là một việc làm bình thường của các tổ chức đơn vị kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Trong một chừng mực nào đó, việc khởi kiện ra toà, nhiều khi còn phiền phức, gây tâm lý ngại ngùng, dễ bị quy chụp,... Tuy nhiên, khởi kiện ra toà không chỉ có tác dụng đối với món vay mình khởi kiện, mà còn có thể răn đe, tạo áp lực để thu hồi với các khoản vay khác.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phỏt triển kinh tế - xó hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam pptx (Trang 72 - 74)