Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phỏt triển kinh tế - xó hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam pptx (Trang 27 - 29)

Kinh nghiệm về mô hình tổ chức:

Tổ chức tín dụng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn được tổ chức dưới nhiều hình thức, rất đa dạng và phong phú, hoạt động đan xen nhau; từ cá nhân, một nhóm người lao động cho đến Nhà nước... tuỳ theo hoàn cảnh thực tế, mỗi nước có một cách làm khác nhau, nhưng tất cả đều có mục tiêu chung là tạo tiền đề cho nông nghiệp, nông thôn phát triển. Bộ máy nhân sự bao gồm những người đầy tâm huyết với kinh tế hộ sản xuất, có khả năng làm việc tại các ngân hàng này.

Kinh nghiệm về áp dụng lãi suất:

Ngân hàng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn nhưng thực chất là một NHTM, hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dương và phải tự bù đắp được chi phí và kinh doanh có lãi ở một mức độ nhất định tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể; cho vay đối với người nông dân không nên cho vay với lãi suất quá thấp, bởi vì khi lãi suất quá thấp sẽ không huy động được hết nội lực, tiềm năng về vốn ở nông thôn, nhất là tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại không chịu tiết kiệm, vốn được sử dụng không đúng mục đích và thường kém hiệu quả kinh tế; Mặt khác, nếu lãi suất quá thấp thì bản thân ngân hàng không đủ điều kiện hoạt động để tự bù đắp chi phí.

Được sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước:

Chính phủ các nước rất quan tâm đến vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, Chính phủ có các chương trình, dự án riêng dành cho vấn đề này, hầu hết ở các nước được thực hiện thông qua ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước phục vụ nông nghiệp, nông thôn và bắt buộc các NHTM khác phải dành một tỷ lệ vốn nhất định để cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn;

Ngoài ra, Chính phủ còn có những chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân có những đặc điểm khác biệt như, có những chế độ ưu đãi nhất định của Nhà nước về thuế, lãi suất và thường không có tài sản thế chấp. Do vậy, cần phải có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ kênh tín dụng này, mục đích là tránh các tiêu cực và nâng cao hiệu quả của đồng vốn.

Bài học về quy định thủ tục cho vayđơn giản nhưng chặt chẽ:

Hoạt động của ngân hàng phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn không theo một quy định chung mà phải có quy định riêng cho phù hợp với từng ngân hàng. Thủ

tục cho vay đơn giản không thực hiện nguyên tắc thế chấp tài sản, nhưng thay vào đó các ngân hàng này thực hiện một quy chế nghiệp vụ nghiêm ngặt.

Hoạt động của các ngân hàng trên đều hướng đến sự phát triển nông nghiệp nông thôn, nhưng các quy trình nghiệp vụ thực hiện tín dụng đối với hộ sản xuất của họ đều hết sức chặt chẽ. Chẳng hạn, khi xác định đối tượng để cho vay, các nước đều quy định những tiêu chuẩn nhất định theo các vùng khác nhau: cho vay qua các tổ chức quần chúng (như Hội phụ nữ, Hội nông dân, tổ chức phi chính phủ...). Việc sử dụng các hình thức cho vay cũng đa dạng: Cho vay qua nhóm, có người bảo lãnh, thế chấp bằng đất. Quy định cho vay chặt chẽ: quốc tịch, tuổi đời,...tuỳ theo hoàn cảnh mỗi nước, mỗi vùng trong nước, tuỳ theo không gian và thời gian mà có các quy trình tín dụng thích hợp.

Từ những bài học trên ta có thể áp dụng vào Việt Nam những vấn đề sau:

Một là, NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động theo một cơ chế riêng so với các NHTM khác, là ngân hàng phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn nên ngoài các nguyên tắc theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, cần phải có cơ chế riêng để NHNo&PTNT hoạt động đầu tư tín dụng trên lĩnh vực này được tốt.

Hai là, sử dụng bộ máy nhân sự hiểu biết về nông nghiệp, nông thôn và tâm huyết

với nghề nghiệp trên lĩnh vực này.

Ba là, tập trung các nguồn vốn vào một đầu mối để thực hiện mục tiêu hỗ trợ cho

nông nghiệp, nông thôn theo chương trình của Chính phủ. Mở rộng việc cho vay bằng biện pháp tín chấp, trả nợ dần bằng kết quả sản xuất và thực hiện tiết kiệm bắt buộc đối với người vay vốn;

Bốn là, tín dụng ngân hàng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cần phải có sự kết

hợp, lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội khác của Chính phủ, nhằm mang lại những hiệu quả tích cực hơn;

Năm là, luôn luôn phải có sự quan tâm của Nhà nước trong các hoạt động tín dụng

ngân hàng phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tín dụng ngân hàng cần phải luôn được đặt ra trong mỗi chương trình và vì mục tiêu gắn với phát triển kinh tế-xã hội. Do vậy, Chính phủ cần tạo điều kiện, hoặc trực tiếp can thiệp hỗ trợ vào quá trình đầu tư và nguồn vốn tài trợ cho nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Kết luận chương 1

Phát triển toàn diện về kinh tế-xã hội hướng đến cái đích dân giàu nước mạnh luôn là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của mọi chính sách phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì thế, việc phát triển kinh tế - xã hội càng có ý nghĩa hết sức quan trọng hơn bao giờ hết.

Tín dụng ngân hàng mà nhất là tín dụng NHNo&PTNT đã khẳng định được vị trí và tầm quan trọng của nó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng.

Trong chương này, luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ những nội dung sau đây:

Một là, hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về tín dụng, tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân.

Hai là, hệ thống hoá các nội dung về chức năng, vai trò, nguyên tắc và các loại hình tín dụng ngân hàng. Nghiên cứu sự phát triển của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Ba là, phân tích vai trò của tín dụng ngân hàng với phát triển kinh tế -xã hội. Đồng thời, qua đó đã nhấn mạnh được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng ở một chi nhánh ngân hàng cấp huyện (cụ thể là ở NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức).

Bốn là, luận văn nêu lên những kinh nghiệm tham khảo về các mô hình hoạt động

của tín dụng ngân hàng phục vụ vốn trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại một số nước ở Châu á. Trên cơ sở đó rút ra những điểm có thể áp dụng tốt vào hoạt động của tín dụng ngân hàng tại Việt Nam.

Chương 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực trạng Tín dụng ngân hàng nông nghiệp

và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phỏt triển kinh tế - xó hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam pptx (Trang 27 - 29)