Nhân tố về văn hoá xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phỏt triển kinh tế - xó hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam pptx (Trang 36 - 38)

Tiếp tục chuyển biến theo hướng chuẩn hoá và xã hội hoá, phát triển cả bề rộng và từng bước đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng nguồn nhân lực con người, xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân [7].

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo: hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở 7/12 xã, thị trấn, xây dựng 3 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, hình thành 2 trung tâm học tập cộng đồng. 98,3 đội ngũ giáo viên chuẩn hoá về chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó có 47,8% trên chuẩn. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp, thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đều tăng. Bình quân 3,69 người dân có 01 người đi học, 99,1% số dân trong độ tuổi biết chữ.

Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ.Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị y tế. Đội ngũ y bác sỹ được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn. Thực hiện hiệu quả công tác phòng bệnh. Cơ bản xoá mù bệnh đục thuỷ tinh thể. Thực hiện đề án 3 công trình vệ sinh có kết quả. Mạng lưới y tế được mở rộng, phát huy tốt hiệu quả hoạt động. Chất lượng công tác phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em được nâng lên, góp phần hạ tỷ lệ này từ 34,67% xuống còn 27,92%.

Công tác dân số, gia đình và trẻ em có bước chuyển biến tích cực. Đội ngũ công tác viên được bố trí ở 100% số thôn. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động, tư vấn về xây dựng gia đình hạnh phúc, sinh đẻ có kế hoạch được đẩy mạnh; giảm tỷ suất sinh thô từ 1,88% xuống còn 1,58%, tỷlệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 30,8% xuống 20%, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,54% xuống còn 1,18%. Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đạt kết quả tốt.

Sự nghiệp VHTT-TT, điện ảnh, truyền thanh-truyền hình được tăng cường đầu tư, và nâng cao chất lượng hoạt động. Phong trào VHVN-TDTT diễn ra sôi nổi đều khắp. 75% số xã có sân bóng đá; đa số thôn có sân bóng chuyền; 48/70 thôn có

nhà sinh hoạt cộng đồng. Mạng lưới phát thanh- truyền hình cơ bản được bố trí đều khắp các địa bàn dân cư.

Cuộc vận động đời sống văn hoá ở khu dân cư, xây dựng thôn văn hoá, đơn vị cơ sở có đời sống văn hoá tốt được đẩy mạnh đi vào chiều sâu. 90% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn đời sống văn hoá tốt, 72,5% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá 35,7% số thôn đạt tiêu chuẩn văn hoá, 57,1% số khu dân cư đạt chuẩn tiên tiến. Công tác bảo tồn bảo tàng các di tích lịch sử-văn hoá được chú trọng quản lý và tôn tạo. Riêng di tích khu căn cứ Phước Trà đang xúc tiến trùng tu theo dự án ATK.

Thực hiện chính sách xã hội, chăm sóc người có công, đã từng bước xã hội hoá. Cuộc vận động xoá nhà tạm cho đối tượng chính sách, xã hội được hưởng ứng rộng khắp và đạt kết quả tốt. Qua vận độngvà hỗ trợ từ ngân sách đầu tư hơn 2 tỷ đồng để sửa chữa, xây mới 485 nhà cho đối tượng chính sách và xã hội. Một số xã đã hoàn toàn xoá nhà tạm.

Các xã đặc biệt khó khăn, vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tập trung đầu tư. Các chương trình 134,135, trung tâm cụm xã, các chính sách về đất đai, trợ cước, trợ giá... được thực hiện tốt. Ngoài ra các phong trào đỡ đầu thôn nghèo, kết nghĩa xã nghèo được phát triển mạnh.

Thực hiện chương trình XĐGN, giải quyết việc làm với nhiều giải pháp đồng

bộ, nhiều chương trình lồng ghép đạt kết quả tốt. Tỉ lệ hộ nghèo, quá nghèo từ 24,13% năm (2001) xuống còn 13% (tương đương với 42,41% theo tiêu chí mới) năm 2005.

Thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá-xã hội chưa mạnh. Các nguồn lực của xã hội, nhất là huy động nội lực trong nhân dân đầu tư cho lĩnh vực này còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, thực hành của học sinh còn bất cập. Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các nơi. Nhiều trạm y tế chưa được nâng cấp, sửa chữa. Tệ nạn xã hội còn phức tạp. Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá chưa mạnh. Chất lượng cuộc vận động phong trào văn hoá văn nghệ ở cơ sở thiếu vững chắc. Đời sống một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn. Tỉ lệ hộ nghèo còn cao [7].

* Tác động của nhân tố này đến tín dụng NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức như sau:

Những thành quả đạt được trong lĩnh vực văn hoá xã hội của huyện trong những năm qua sẽ là tiền đề quan trọng cho sự ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn. Trên cơ sở ổn định đó, hoạt động tín dụng có được những điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng và đấy cũng là điều kiện quan trọng để tăng cường chất lượng tín dụng, giảm dần các khoản nợ xấu, nợ khê đọng trong thời gian đến của NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phỏt triển kinh tế - xó hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam pptx (Trang 36 - 38)