Nghiên cứu, lựa chọn thị trường mục tiêu

Một phần của tài liệu Quản trị dự án đầu tư (Trang 28 - 29)

II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN

2. Nghiên cứu, lựa chọn thị trường mục tiêu

Nghiên cứu, lựa chọn thị trường mục tiêu của dự án nhằm trả lời câu hỏi thứ hai. Thị trường tiêu thụ là vấn đề quyết định dự thành công hay thất bại của dự án, thậm chí ngay cả trong trường hợp dự án đã ký kết được các hợp đồng bao tiêu sản phẩm cũng vẫn cần phải nghiên cứu thị trường nơi người bao tiêu tiêu thụ sản phẩm cũng như uy tín của người bao tiêu trên thị trường.

Nhiệm vụ của nhà đầu tư trong nội dung này là tiến hành phân khúc thị trường, tức là phân chia thị trường thành những nhóm người tiêu thụ khác biệt nhau theo những tiêu chí phù hợp với sản phẩm cụ thể của dự án; sau khi đánh giá mức độ hấp dẫn của mỗi phân khúc nhà đầu tư phải đưa ra quyết định chọn một hay một số khúc tuyến để phục vụ.

Một dự án có thể nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước hoặc thị trường xuất khẩu. Đối với thị trường tiêu thụ nội địa cần xác định rõ khu vực thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án. Nghiên cứu khu vực thị trường yêu cầu phân tích chi tiết đặc điểm của từng khu vực như đặc điểm dân số học (quy mô dân số, độ tuổi, giới tính, nhân khẩu gia đình, thu nhập, nghề nghiệp,…), tâm lý học (tầng lớp xã hội, lối sống, tập quán tiêu dùng…), các điều kiện về tự nhiên, kết cấu hạ tầng…

Trên cơ sở đó dự kiến nhu cầu của từng khu vực, phương thức tổ chức phân phối, thông tin liên lạc và các loại chi phí liên quan.

Đối với thị trường xuất khẩu cần làm rõ các vấn đề sau:

+ Trong trường hợp được bao tiêu sản phẩm thì số lượng, giá cả là bao nhiêu, thời hạn bao lâu và các yêu cầu, điều kiện của người bao tiêu.

+ Khả năng cạnh tranh của sản phẩm về mặt giá cả, kiểu dáng, chất lượng với các nhà sản xuất ở nước sở tại và các nhà xuất khẩu từ các nước khác.

+ Khả năng kỹ thuật, tài chính và quản lý.

+ Quy định của thị trường nước ngoài về bao bì, phẩm chất, vệ sinh,… + Khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu, khả năng tiếp cận với các đối tác bạn hàng mới trong tương lai. Cần phải làm gì để mở rộng thị trường xuất khẩu?

+ Cần có những sự hỗ trợ nào từ phía nhà nước? + Những dự kiến thị trường thay thế khi có rủi ro.

+ Cần lưu ý một số vấn đề sau: phương thức vận chuyển và chi phí, phương thức thanh toán, bảo hiểm; những rủi ro có thể gặp phải do những thay đổi trong thể chế nhập khẩu của nước ngoài, thuế quan, hạn mức nhập khẩu, tỷ giá hối đoái,…

Một phần của tài liệu Quản trị dự án đầu tư (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)