XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH, NHU CẦU

Một phần của tài liệu Quản trị dự án đầu tư (Trang 52 - 54)

NHU CẦU CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO.

1. Chương trình sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở phân tích về nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất của máy móc thiết bị và khả năng đảm bảo cung ứng đầy đủ các yếu tố đầu vào, xác định cơ cấu sản phẩm, sản lượng sản xuất và tiêu thụ, giá cả và doanh thu dự kiến.

Lập bảng chương trình sản xuất kinh doanh như dưới đây. Bảng chương trình sản xuất kinh doanh là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu tài chính về sau, do đó cần phải được lập một cách cẩn thận.

Công suất trung bình hàng năm

Năm sản xuất thứ nhất Năm sản xuất thứ 2 Năm sản xuất thứ … Tên

Sản phẩm Và/hoặc

Dịch vụ lượng Sản Đơn giá Thành tiền lượng Sản Đơn giá Thành tiền lượng Sản Đơn giá Thành tiền 1…

2… ….…

Tổng cộng

2. Nhu cầu các yếu tố đầu vào và giải pháp đảm bảo.

a. Nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất sản phẩm. Trong quá trình thiết lập dự án, kết quả nội dung nghiên cứu về nguyên vật liệu có những tác động nhất định đến các quyết định trên các khía cạnh khác của dự án như: công nghệ, kỹ thuật, máy móc thiết bị, địa điểm thực hiện dự án, công suất và tuổi thọ của dự án.

Khi xem xét cứu về nguyên vật liệu phục vụ cho dự án cần hết sức quan tâm đến yếu tố này trên các mặt sau:

- Nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất bao gồm những loại nào: nguyên vật liệu chính (có thể là nông, lâm, thủy hải sản, gia súc, gia cầm, các kim loại hay phi kim loại, công nghệ phẩm…), nguyên vật liệu phụ (có thể là hóa chất, chất phụ gia, chất xúc tác, sơn, dầu…), bán thành phẩm, các loại bao bì đóng gói.

- Đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu phải phù hợp với chất lượng sản phẩm dự án dự kiến sản xuất. Chất lượng nguyên vật liệu được đánh giá qua các tiêu chuẩn, cấp hạng, chỉ tiêu cơ, lý, hóa,… và để đánh giá được chất lượng nguyên vật liệu phải có các thiết bị đo, thiết bị kiểm tra tương ứng.

- Số lượng nguyên vật liệu tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản xuất hàng năm, có tính đến tỷ lệ hao hụt trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi hay do đặc tính tự nhiên của nguyên vật liệu, đặc biệt là các loại nông, lâm, thuỷ, hải sản. Các tỷ lệ này được xác định đối với từng phương thức vận chuyển cho từng loại nguyên vật liệu.

- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án, nhất là các nguyên vật liệu chính phải đảm bảo cho dự án hoạt động bình thường trong suốt vòng đời dự án. Tận dụng tối đa khả năng khai thác nguồn cung cấp trong nước vì sẽ tiết kiệm được ngoại tệ, mặt khác sẽ hỗ trợ cho các ngành nghề có liên quan cùng phát triển. Chỉ nhập khẩu những loại trong nước không có hoặc không đạt yêu cầu về chất lượng. Các nguyên vật liệu nhập khẩu cần được cân nhắc kỹ vì kế hoạch cung ứng dễ bị trục trặc và thời gian cung ứng lâu, phải lưu kho dài ngày.

- Chi phí cho nguyên vật liệu bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu (giá mua) và các chi phí chuyên chở, bốc dỡ, lưu kho và bảo quản nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu cần tính riêng cho các loại mua trong nước và nhập khẩu.

- Kế hoạch thu mua và vận chuyển nguyên vật liệu về nhà máy sao cho đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất. Dự kiến các phương thức thu mua như qua các mạng lưới thu gom, hay các hợp đồng cung ứng,… Bên cạnh đó cần tính toán mức dự trữ nguyên vật liệu hợp lý, nếu mức dự trữ lớn sẽ gây ứ đọng vốn và phải tốn chi phí lưu kho, nếu mức dự trữ thấp có thể xảy ra khả năng thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất, làm sản xuất không ổn định.

Bảng nhu cầu nguyên vật liệu:

Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ …

Chủng loại nguyên

vật liệu Lượng Số Đơn Giá Thành tiền lượng Số Đơn giá Thành tiền lượng Số Đơn giá Thành Tiền I. Trong nước

……

II. Nhập khẩu ……

b. Nhu cầu năng lượng, nước.

Dựa trên công suất thực tế huy động được của dự án và định mức tiêu hao năng lượng (nhiên liệu, điện,…) và nước cho một sản phẩm có thể tính được nhu cầu hàng năm của các loại đầu vào này.

Đối với nguồn điện năng cần xét các vấn đề sau:

- Tổng công suất cần thiết cho toàn nhà máy.

- Nguồn cung cấp: lượng điện cung cấp và tính ổn định của hệ thống điện, nguồn cung cấp dự phòng. Các dự án có công suất tiêu thụ điện năng lớn cần ký kết hợp đồng với các cơ sở cung cấp điện. Trong trường hợp cần thiết có thể lập phương án xây dựng hệ thống cung cấp điện riêng cho khu vực của dự án.

- Chi phí đầu tư và chi phí sử dụng: chi phí đầu tư bao gồm chi phí mua và lắp đặt máy phát điện, chi phí xây dựng mạng lưới điện ban đầu. Chi phí sử dụng được xác định theo số đơn vị năng lượng điện sử dụng (KWh) nhân với đơn giá bán do ngành điện quy định nếu sử dụng điện lưới quốc gia. Nếu sử dụng máy phát điện riêng thì căn cứ vào lượng nhiên liệu tiêu hao để chạy máy phát điện, lương công nhân vận hành máy phát điện,… chi phí này được tính vào giá thành sản phẩm.

Việc xem xét đối với nguồn nước cũng tương tự như nguồn điện năng. Ngoài ra cần xét đến nhu cầu về điện và nước cho các mục đích khác ngoài sản xuất chế biến như sinh hoạt của công nhân.

Lập bảng nhu cầu về nhiên liệu theo mẫu sau:

Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ… Loại

Nhiên liệu cung cấp Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị Nguồn 1…

2… ……

Tổng

Ghi chú: (Các bảng nhu cầu về điện, nước có dạng tương tự)

Một phần của tài liệu Quản trị dự án đầu tư (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)