II. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁ TÔ NHIỄM KHÔNG KHÍ
2. Thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soá tô nhiễm không khí.
2.6. Xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soá tô nhiễm không khí
Một đặc điểm của lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí là nguồn gây ô nhiễm không khí rất đa dạng và môi trường không khí lại có đặc tính khuyếch tán rất rộng nên việc xác định chủ thể và mức độ nguy hiểm của hành vi rất
khó khăn. Tuy Bộ Luật Hình sự 1999 cũng đã có quy định về tội gây ô nhiễm không khí tại điều 182 nhưng có nhiều trường hợp hậu quả của hành vi phạm tội này lại không xảy ra ngay, những khí thải độc hại lại có thể phát tác sau nhiều năm, vì thế rất nhiều trường hợp trong thực tế không thể áp dụng được loại trách nhiệm pháp lý này.
Hơn nữa mức xử phạt hành chính cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân gây ô nhiễm môi trường còn nhẹ. Có thể đưa ra một ví dụ là việc đầu tư hệ thống xử lý khói bụi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp sản xuất xi măng, thép... cũng không được chú trọng nhiều. Số lượng nhà máy có hệ thống xử lý khói bụi mới “đếm trên đầu ngón tay”, bởi để đầu tư một hệ thống này, doanh nghiệp phải chi 7 - 10 tỷ đồng. Rõ ràng, so với việc đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý môi trường, thì việc xả thải và chấp nhận nộp vài chục triệu đồng tiền phạt được không ít DN lựa chọn. Thế nên mới có chuyện, có những DN sản xuất hầu như năm nào cũng “vui vẻ” chịu phạt vi phạm môi trường.
Biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí.
Đối với cơ quan quản lý.
- Trình độ khoa học kỹ thuật là một yếu tố then chốt nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về môi trường của nhà nước. Môi trường và các yếu tố của nó là những thực thể tự nhiên, phức tạp, vận động theo những quy luật tự nhiên, đa dạng. Chính vì lý do đó, việc quản lý môi trường không thể không dựa vào những phương tiện hiện đại. Những trạm quan trắc tối tân, những thiết bị xử lý số liệu môi trường được điện tử hoá, tin học hoá sẽ giúp những nhà quản lý môi trường ứng xử nhanh hơn trước những biến đổi của môi trường do nhiều nguyên nhân khác nhau mang lại, đặc biệt là do sự tác động của con người. Thực tế cho thấy, không thể có hiệu quả quản lý cao khi trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu. Vì vậy, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật là
- Trình độ quản lý môi trường được nâng cao sẽ đảm bảo việc xây dựng các chính sách đúng đắn, khoa học xây dựng các chế độ thể lệ để quản lý. Nâng cao trình độ quản lý kết hợp với trang bị các kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến sẽ giúp các nhà quản lý làm chủ được quá trình quản lý trên thực tế. Kiến thức khoa học quản lý, sự sáng tạo trong việc ra các quyết định, sự phản ứng kịp thời và chính xác trước những biến đổi của đối tượng quản lý là một trong những biểu hiện của trình độ quản lý. Với trình độ quản lý cao, những người làm công tác quản lý môi trường sẽ chủ động được quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; quy trình kiểm soát. Như vậy, cần phải nâng cao trình độ quản lý tốt hơn nữa. Và một điều nữa hiểu biết pháp luật là một trong những điều kiện quan trọng và không thể thiếu của việc nâng cao trình độ quản lý. Ví dụ : Một trong những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí phải bắt đầu từ khâu quy hoạch phát triển đô thị. Quy hoạch phải sử dụng hợp lý nhất nguồn tài nguyên đất đai. Ví dụ, quy hoạch phải giữ được hệ thống ao hồ, có diện tích để trồng cây xanh. Như trường hợp của Hà Nội, lấp đến 50% số hồ thì ngập úng, nóng lên là đương nhiên; diện tích cây xanh bị gặm nhấm dần để làm đường, làm nhà thì lá phổi của đô thị sẽ suy kiệt. Cần phát triển mạnh hệ thống giao thông công công (như xe buýt, xe điện ngầm, xe điện trên cao ); từng bước giải quyết ùn tắc giao thông và tăng cường quản lý ô nhiễm từ các phương tiện giao thông, các cơ sở công nghiệp. Tăng cường thanh tra, kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm không khí theo các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các cơ sở gây ô nhiễm. Đồng thời cũng cần tăng cường năng lực quản lý môi trường cấp thành phố và cấp quận, huyện, xã, phường, thị trấn.
- Trong điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của đất nước ta, trong xu thế toàn cầu hoá việc bảo vệ môi trường, hợp tác quốc tế là đòi hỏi rất lớn. Thiếu sự hợp tác quốc tế thì đất nước ta khó có thể giải quyết các vấn đề môi trường một cách triệt để. Ví dụ : Tận dụng và kết hợp áp dụng những thành quả của
dự án ODA có liên quan đến chất lượng không khí, tăng cường năng lực quản lý chất lượng không khí trong quá trình phát triển giao thông đô thị, đặc bịêt quan tâm tới việc quản lý, kiểm soát khí thải của các phương tiện giao thông cơ giới (kể cả xe máy) theo lộ trình của Bộ Giao thông vận tải đã được Chính Phủ phê duyệt. Đồng thời, kiểm kê các nguồn thải cố định, di động và triển khai việc thu hồi khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại các bãi chôn lấp rác của thành phố.
- Ký kết và nội luật hóa các Điều ước quốc tế.
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức cá nhân, tổ chức về bảo vệ môi trường không khí thông qua truyền thông hoặc đưa vào chương trình học.
Đối với các tổ chức, cá nhân.
- Khi đi gần, bạn nên sử dụng xe dạp hay đi bộ.
- Nên sử dụng xe buýt vừa giảm chi phí, hạn chế kẹt xe, vừa giảm ô nhiễm môi trường.
- Nên ăn trưa ở gần nơi làm việc, nơi học tập nhằm hạn chế việc sử dụng xe gắn máy, ô tô.
- Nên đi chung xe khi đi làm, di học, vui chơi, giải trí.
- Nên bảo trì xe máy của bạn mỗi năm một lần nhằm tăng độ bền xe và giảm khói thải ra môi truờng.
- Hãy trồng và bảo vệ cây xanh.
- Khi phát hiện các hoạt động vi phạm như xả trộm khí thải chưa qua xử lý cần báo ngay với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Kiến nghị đối với công tác bảo vệ môi trường không khí
1. Tiếp tục quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường không khí.
-Để hoàn thành tốt được công việc này, Đảng và Nhà nước ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh việc tăng cường pháp chế về vấn đề bảo vệ môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng. Đó chính là việc hoàn thiện hệ thống các văn bản QPPL về bảo vệ môi trường không khí theo hướng quy định rõ hơn về những quyền lợi, trách nhiệm bảo vệ môi trường không khí của các cơ
xử lí những trường hợp vi phạm, từ đó mà nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
• Ở nước ta, các vi phạm về gây ô nhiễm không khí chưa vụ nào bị khởi tố. Việc chưa có vụ vi phạm nào bị xử lý hình sự khiến nhiều doanh nghiệp coi thường pháp luật. Tình trạng này là do chưa có những hướng dẫn cụ thể trong việc xử lý vi phạm. Mặc dù chương XVII Bộ luật Hình sự năm 1999, các tội phạm về môi trường đã được sửa đổi nhưng mới chỉ có tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm là có hướng dẫn. Các tội còn lại, khái niệm “ô nhiễm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, “số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”… chưa được giải thích cụ thể. Vì vậy, rất khó cho việc định tội danh và xét xử.
• Muốn khởi tố người gây ô nhiễm môi trường cũng không dễ, vì người vi phạm thường là doanh nghiệp. Ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm môi trường không chỉ do các cá nhân mà còn do tổ chức thực hiện. Điều này đối với tội phạm môi trường mang tính phổ biến. Các hành vi xâm hại môi trường của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam chỉ bị xử lý bằng các biện pháp khác (phạt tiền, di dời cơ sở sản xuất, khắc phục hậu quả) mà không thể xử lý bằng các biện pháp hình sự. Do đó, tính cưõng chế không cao, việc giải quyết các vi phạm không triệt để.
Trở lại vụ việc của Công ty Tung Kuang, mỗi lần xả thải, doanh nghiệp này “tiết kiệm” được 100 triệu đồng. Tính từ thời điểm xả thải ra môi trường (năm 2008), DN này đã “tiết kiệm” được một số tiền không hề nhỏ.
Trong khi đó, chiểu theo Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường, thì mức xử phạt “kịch trần” chỉ là 500 triệu đồng. Trước đó, mức xử phạt cao nhất được quy định tại Nghị định 81/2006/NĐ-CP chỉ có 70 triệu đồng.
Hiện tại, Bộ luật Hình sự Việt Nam chưa thiết lập chế định xử lý hình sự đối với pháp nhân, nên các cơ quan chức năng không thể xử lý về mặt hình sự được. Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, ở nhiều nước, khi phát hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cơ quan chức năng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với lãnh đạo doanh nghiệp mà chưa cần đề cập đến hậu quả, trong khi ở Việt Nam phải xem xét đến hậu quả của hành vi vi phạm mới có căn cứ đưa ra mức xử lý. Vì vậy, cần hình sự hóa hành vi vi phạm của chủ doang nghiệp để đảm bảo tính răn đe.
• Cần phải thấy rằng, ưu điểm của pháp luật là được bảo đảm thực hiện bằng chế tài, nếu không pháp luật không còn là pháp luật. Tuy nhiên, việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật còn mang tính hình thức, các biện pháp chế tài chưa đủ răn đe để ngăn chặn có hiệu quả. Để ngăn chặn có hiệu quả hành vi vi phạm pháp luật môi trường, chúng ta cần đưa ra và áp dụng các mức phạt nghiêm khắc để các chủ thể không dám vi phạm chứ không phải là tăng cường kiểm tra phát hiện hành vi vi phạm để rồi xử lý một cách nhẹ nhàng, linh động.
2.Bổ sung luật mới
Bên cạnh Luật bảo vệ môi trường 2005, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự thảo Luật thuế bảo vệ môi trường. Dự thảo này đã được lấy ý kiến tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, tháng 5 năm 2010 và biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII, tháng 10 năm 2010. Việc ban hành Luật này nhằm bảo đảm các mục tiêu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, khuyến khích phát triển kinh tế đi liền giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp và của toàn xã hội. Luật này khi được thông qua sẽ góp phần tăng cường quản lý Nhà nước, thể chế hóa chủ trương của Ðảng và chính sách của Nhà nước, thực hiện cam kết
chính và Ngân sách của QH về sự cần thiết ban hành luật này. Một số đại biểu cho rằng, các quy định về nghĩa vụ tài chính đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường chưa được xác định đầy đủ, bao quát, tính hiệu lực chưa cao, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của nhiều tổ chức, cá nhân còn thấp. Một số quy định điều chỉnh đến công tác bảo vệ môi trường nằm rải rác, lồng ghép trong một số luật khác nhau. Mức thu từ phí bảo vệ môi trường còn hạn chế, không đủ sức ngăn chặn hành vi gây ô nhiễm, nhiều hành vi gây tác động nghiêm trọng đến môi trường không được xử lý nghiêm minh. Các đại biểu cho rằng, việc ban hành luật thuế này sẽ tạo công cụ quản lý vĩ mô hữu hiệu, bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân gây tác động tiêu cực đến môi trường; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, tổ chức và của nhân dân trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Ðộng viên hợp lý nguồn thu cho khắc phục hậu quả môi trường.
3. Đẩy mạnh quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế về hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường không khí.
Môi trường không khí là một môi trường bao phủ toàn bộ mặt trái đất, không có sự phân tách ranh giới giữa các quốc gia. Vì thế, vấn đề bảo vệ môi trường không khí của Việt Nam cũng sẽ gắn liền với hoạt động bảo vệ môi trường không khí trong khu vực và trên toàn thế giới thông qua quá trình xây dựng hệ thống pháp luật môi trường đồng bộ và phù hợp với các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam tham kí kết hoặc tham gia.
D. GIẢI PHÁP