II. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁ TÔ NHIỄM KHÔNG KHÍ
2. Thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soá tô nhiễm không khí.
2.1.5. Hoạt động cải thiện chất lượng không khí.
Ở Hà Nội, để tìm ra hướng giải pháp quản lý, cải thiện chất lượng không khí thì điều cần thiết là phải cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị của thành phố. Trong đó ưu tiên phát triển giao thông công cộng, tăng tỷ trọng phương tiện giao thông công cộng từ 6 % lên 30% với nhiều loại hình: xe buýt, tàu điện trên cao, đồng thời tìm cách tăng tính hấp dẫn, tiện lợi như sử dụng vé từ, xây dựng lộ trình hợp lý.
Vấn đề cần quan tâm tiếp theo là giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng tham gia giao thông; giáo dục lái xe “thân thiện” môi trường, quản lý và dùng phương tiện cá nhân hợp lý, sử dụng nhiên liệu chất đốt phù hợp trong sinh hoạt để giảm bớt khí thải.
Hà Nội đang hướng tới bố trí quy hoạch phát triển công nghiệp theo quy hoạch môi trường, không đầu tư mở rộng các khu công nghiệp cũ nằm xen trong khu dân cư mà đầu tư về chiều sâu, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, từng bước di chuyển các cơ sở sản xuất trong nội thành ra các khu công nghiệp.
Đối với khu công nghiệp mới, cho đầu tư xây dựng những ngành sản xuất sạch hoặc ít phát sinh chất thải, bắt buộc thực hiện nghiêm những quy định của Luật bảo vệ môi trường; khuyến khích áp dụng công nghệ thiết bị xử
lý ô nhiễm môi trường; tăng cường vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp với công tác bảo vệ môi trường.
Thành phố nên có hướng đầu tư cải tạo các vườn hoa, khu cây xanh và hệ thống giao thông đô thị, nhất là các nút giao thông, xây dựng đường vành đai Hà Nội. Đồng thời cải thiện chất lượng phương tiện vận chuyển thông qua kiểm soát và siết chặt tiêu chuẩn khí thải đối với các phương tiện ô tô và xe máy; đưa ra lộ trình thực hiện được cộng đồng chấp thuận. Tuy nhiên dịch vụ cải thiện khí thải bằng giải pháp công nghệ của thành phố hiện còn hạn chế trong cải tạo thiết bị và chất lượng nhiên liệu bởi điều kiện kinh tế còn thấp, nhiên liệu vẫn phải nhập khẩu.
Tại hội thảo khoa học gần đây của SVCAP(Chương trình Không khí Sạch Việt Nam - Thuỵ Sĩ ) nhằm hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm bằng cách xác định và thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng không khí tổng thể tại Hà Nội, các nhà khoa học cũng đưa ra những khuyến nghị y tế, đề cập áp dụng mô hình theo dõi sức khỏe cùng với quan trắc môi trường.
Theo đó, chính quyền thành phố nên chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để giảm thiểu tác động xấu của ô nhiễm không khí đến sức khỏe nhân dân, có biện pháp dự phòng, điều trị cụ thể ngăn ngừa hiệu quả các bệnh liên quan; tăng cường tuyên truyền giáo dục về tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khỏe. Đối với cộng đồng dân cư, nên có sự cam kết và xây dựng thành các tiêu chí quan trọng về bảo vệ môi trường để đánh giá, công nhận “Làng văn hoá sức khoẻ” hoặc “Khu phố văn hoá sức khoẻ”.
Quản lý chất lượng không khí là một chương trình liên tục, lâu dài, liên quan tới cộng đồng và phải áp dụng nhiều giải pháp tổng hợp về truyền thông, cơ chế chính sách, cải tiến công nghệ, quy hoạch. Vấn đề này đòi hỏi phải huy động toàn bộ cộng đồng tham gia và phải được xem xét một cách hài hoà, gắn
2.2. Pháp luật trong lĩnh vực khuyến khích sử dụng năng lượng sạch,năng lượng tái tạo nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.