II. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁ TÔ NHIỄM KHÔNG KHÍ
2. Thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soá tô nhiễm không khí.
2.3.2. Kiểm soát nguồn thải động.
Các hoạt động giao thông hiện đang là nguồn gây ô nhiễm tuy không phải là chủ yếu song đang tăng dần cùng với quá trình giao lưu và phát triển kinh tế- xã hội. Kiểm soát được tình trạng gay ô nhiễm từ các nguồn thải động này cũng có nghĩa là kiểm soát được một phần tình trạng ô nhiễm không khí. Các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này chủ yếu ở những vấn đề sau:
- Các phương tiện giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy được phép thả khói, bụi, khí độc không quá giới hạn cho phép vào không khí, Giới hạn cho phép ở đây được hiều là nồng độ tối đa cho phép các chất độc hại được quy định trong tiêu chuẩn khí thảu đối với các phương tiện giao thông ( TCVN 6438: 2001)
- Ô tô, mô tô và phương tiện cơ giới khác lắp ráp trong nước hoặc nhập khẩu phải đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải, tiếng ồn. Cụ thể là các lợi xe hai bánh có động cơ dưới 125cc không được gây tiếng ồn quá 79dba còn các loại xe tải và xe buýt có động cơ trên 1000cc thì không được gây tiếng ồn quá 89dba.
- Các chủ phương tiện có chạy xăng phải xử dụng xăng không pha chì nhằm giảm thiểu lượng chì thải vào không khí xung quanh.
Theo các quy định tại Khoản 1 điều 71 Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tựu an toàn giao thông đô thị ban hành kèm Nghị định số 36/NĐ-CP ngày 29/05/1995 của Chính phủ và Chỉ thị số 24/ CT-TTg ngày 23/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng xăng không pha chì tại Việt Nam.
vật liệu, bùn, đất, cát san nền, ximăng, vôi... Các loại xe này chưa được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí không che chắn nên trong quá trình vận chuyển làm rơi vãi trên đường, tạo ra nguồn bụi gây ô nhiễm không khí và mất vệ sinh. Tổng GĐ Cty môi trường đô thị Hà Nội, khảo sát tại 4 điểm như Đuôi Cá, đê sông Hồng, đường Láng - Hoà Lạc, chân cầu Thăng Long thì có tới 95% tổng số xe tải lưu thông là không đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không che chắn và chở quá tải trọng.
Theo số liệu từ Sở Xây dựng HN, trung bình mỗi tháng, TP có trên 1.000 công trình xây dựng, cải tạo nhà cửa không phép, các dự án cải tạo hạ tầng đô thị, nhưng do quản lý chưa được chặt chẽ, đang trở thành nguyên nhân gây ra bụi tại đô thị. Tiếp đến là các điểm kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng (trên 300 điểm) đều không đủ các điều kiện kinh doanh, đảm bảo vệ sinh môi trường như diện tích nhỏ hẹp không thể che chắn vật liệu, sử dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi tập kết.
Cần xử lý kiên quyết
Một thực tế cho thấy, các phương tiện vận chuyển vật liệu, chất thải xây dựng đều không đảm bảo các điều kiện kỹ thuật về chống rơi vãi. Số phương tiện này hoạt động chủ yếu ở khu vực vành đai suốt ngày đêm, thường là xe hiệu Hyundai (khoảng 20%), xe IFA, xe Daewoo (khoảng 15%).
Khi UBND TP có quyết định 02 về giảm bụi, chủ các phương tiện đều lắp hệ thống nắp đậy, ra vào công trường đều rửa gầm, bánh xe, nhưng hiện các phương tiện đã bỏ qua quy trình bắt buộc này. Tại các công trình cũng tái diễn vi phạm nghiêm trọng, trong đó nhiều công trình đã không xây dựng hàng rào che chắn công trình, không tưới nước gây phát tán bụi ra xung quanh.
Cũng qua ghi nhận của chúng tôi, tại nhiều tuyến đường, kế hoạch thu dọn ngay lượng đất, rác thải phát sinh trong ngày cũng bị xem nhẹ. Việc rửa đường và các thiết bị quét hút, thậm chí rửa lá cây, hạ tầng đô thị (dải phân cách, lan can, biển báo) cũng chỉ mang tính chiếu lệ.
Trước tình trạng trên, đề nghị UBND thành phố sớm có giải pháp ngay nhằm đấu tranh giảm bụi, xử lý kiên quyết các phương tiện chở vật liệu rời để rơi vãi ra đường phố, xử lý các chủ công trình không có biện pháp che chắn, để xe chở vật liệu rời công trình không rửa gầm, lốp. Có vậy Hà Nội thực sự mới xanh - sạch - đẹp.
Trong giai đoạn 2010 - 2013, Chính phủ xác định mục tiêu phấn đấu đạt được 20% số người sử dụng xe mô tô, xe gắn máy ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thực hiện kiểm định và bảo dưỡng, sửa chữa xe mô tô gắn máy đạt tiêu chuẩn khí thải. Hình thành mạng lưới cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy với ít nhất 100 cơ sở tại Hà Nội và 150 cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh. Đào tạo, tập huấn cho ít nhất 500 cán bộ quản lý, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ tại hai TP. Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Các thành phố loại 1, loại 2: 60% xe mô tô, xe gắn máy cần đạt tiêu chuẩn khí thải
Mục tiêu này được đặt ra trong giai đoạn 2013-2015, cụ thể là mở rộng mạng lưới cơ sở kiểm định nhằm thực hiện kiểm định đạt tiêu chuẩn khí thải 60% số lượng xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các thành phố loại 1 và loại 2.
Cùng với đó, thực hiện kiểm định đạt tiêu chuẩn khí thải từ 80% đến 90% số lượng xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Cơ sở kiểm định khí thải được thu phí
Chính phủ xác định cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy chủ yếu dựa trên hệ thống các Trung tâm Đăng kiểm ô tô đang lưu hành và các Đại lý được ủy quyền chính thức của các Công ty sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy.
Cơ chế tài chính thực hiện nội dung Đề án này được xây dựng theo hướng cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy được thu phí kiểm định khí thải và lệ phí cấp Giấy chứng nhận.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thiết bị đo khí thải và các vật tư, phụ kiện thay thế kèm theo để thực hiện việc kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy được miễn, giảm thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Ngoài kinh phí ngân sách nhà nước đầu tư để kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy, quy định các đại lý được ủy quyền chính thức của các Công ty sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy phải đầu tư khi tham gia thực hiện kiểm định khí thải. Khuyến khích các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe mô tô, xe gắn máy khác và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia thực hiện kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
Tổng kinh phí nhà nước cấp để thực hiện 6 dự án thành phần thuộc Đề án này dự kiến là 250 tỷ đồng trong giai đoạn tự năm 2010 đến 2015.