Mưa axít (lắng đọng axít):

Một phần của tài liệu biên pháp xử lý ô nhiễm không khí (Trang 28 - 29)

Ô nhiễm khí SO2 và NO2 trong không khí là nguyên nhân chính gây ra mưa axít. Như phần trên đã trình bày, môi trường không khí ở nước ta, về tổng thể, chưa bị ô nhiễm khí SO2, NO2, sự ô nhiễm khí SO2, NO2 mới có tính cục bộ, do đó có thể suy ra rằng bản thân các nguồn ô nhiễm khí SO2 và NO2 của nước ta chưa thể gây ra hiện tượng mưa axít. Nhưng ô nhiễm không khí có thể xuyên qua biên giới giữa các nước, ô nhiễm SO2, NO2 của nước này có thể gây ra mưa axít ở nước khác.

VỀ MƯA AXÍT

Kết quả phân tích về số mẫu nước mưa thu được và tỷ lệ (%) số mẫu có pH < 5,5 trong các năm 2000, 2001 và năm 2002 của các trạm quan trắc mưa axit ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam cho ở Bảng V.3. Kết quả quan trắc ở Bảng V.3 cho thấy, ở tất cả 9/9 địa điểm quan trắc mưa axít (Lào Cai, Hà Nội, Quảng Ngãi, Nha Trang, Biên Hoà, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu và Mỹ Tho), đều xuất hiện các trận mưa với pH < 5,5 (mưa axít). Tỷ lệ (%) số mẫu ngày nước mưa có pH < 5,5 ở Biên Hoà và Bình Dương là lớn nhất (biến thiên trong 3 năm là 27 - 64%). Ở Lào Cai biến thiên tỷ lệ (%) số mẫu ngày mưa có pH < 5,5 trong 3 năm là 3% - 15%, ở Hà Nội: 3% - 8,5%, ở Vũng Tàu: 4% - 16%, ở thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000: 63%, năm 2001: 33%, năm 2002: 1,9%. Tỷ lệ số mẫu ngày mưa axít thấp nhất xuất hiện ở các địa điểm Quảng Ngãi, Nha Trang và Mỹ Tho (0% - 4%).

Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường Việt Nam 2003

Trong hệ thống quan trắc môi trường của nước ta, nếu chưa kể các trạm đo hoá nước mưa của ngành khí tượng thủy văn, đã có 3 trạm quan trắc mưa axít, nhưng chỉ có Trạm đo lắng đọng axít phía Bắc, đặt tại thị xã Lào Cai, là đã tiến hành quan trắc tính axít của nước mưa từ năm 1995 đến nay, Trạm đo lắng đọng axít phía Nam, đặt tại Trung tâm Chất lượng nước và môi trường, 253A đường An Dương Vương, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh và Trạm miền Trung, đặt tại Khu Công nghiệp Dung Quất, Quảng Ngãi, mới bắt đầu quan trắc mưa axít từ năm 1999 đến nay.

Nhìn chung, ở nước ta đã xuất hiện các dấu hiệu của mưa axít, tỷ lệ số trận mưa có pH < 5,5 ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ lớn hơn các vùng khác, tuy rằng nguồn gốc chưa được xác định rõ (Bảng V.3). Vì vậy cần phải tiếp tục quan trắc và phân tích mưa axít một cách cẩn thận.

Bảng V.3. Kết quả quan trắc mưa axít năm 2000, 2001 và 2002

Nguồn: Cục Bảo vệ Môi trường, Báo cáo Kết quả đo lường của các trạm quan trắc mưa axít năm 2000, năm 2001 và năm 2002

Một phần của tài liệu biên pháp xử lý ô nhiễm không khí (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w