II. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁ TÔ NHIỄM KHÔNG KHÍ
2. Thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soá tô nhiễm không khí.
2.2.3. Một số hoạt động về NLTT ở Việt Nam
Có thể thấy hơn 10 năm trở lại đây, các nhà khoa học và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã bắt đầu quan tâm phát triển các nguồn NLTT (NLTT). Một loạt các dự án phát triển các nguồn NLTT đã được lên kế hoạch và bước đầu triển khai. Đã có được những thành công bước đầu ở các nguồn như
- Dự án thử nghiệm “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi ở Việt Nam” (giai đoạn 1 từ 2003-2006) do Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cùng hợp tác với Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV). Mục tiêu của Chương trình là áp dụng hiệu quả công nghệ khí sinh học trong nước, phát triển thị trường khí sinh học, phát triển và bảo vệ môi trường nông thôn thông qua việc cung cấp nguồn năng lượng sạch cho các hộ gia đình nông thôn, cải thiện điều kiện vệ sinh cộng đồng và sức khoẻ người dân nông thôn, tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn và giảm sự phát thải khí nhà kính. Tính đến nay dự án đã xây dựng được 88.000 hệ thống khí sinh học so với mục tiêu đặt ra đến năm 2012 là 166.000 hệ thống. Dự án đã đạt được giải thưởng Quả cầu năng lượng 2006, một giải thưởng được biết đến rộng rãi nhất và có uy tính nhất trong lĩnh vực năng lượng và môi trường trên thế giới vì sự đóng góp của nó đối với việc giảm thiểu sự ấm lên toàn cầu.
- Dự án phong điện Bình Thuận. Dự án được đặt tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, do Liên doanh giữa Công ty Năng lượng Gió Fuhrlaender AG của Đức và Công ty cổ phần NLTT Việt Nam làm chủ đầu tư. Nhà máy có tổng công suất là 120 MW với 80 tuabin sẽ hoàn thành vào năm 2011, được thực hiện theo nhiều giai đoạn. Ngày 21/8/2009, tuabin điện gió đầu tiên công suất 1,5MW tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đã khởi động an toàn và phát điện. Dự kiến nhà máy đi vào hoạt động ổn định, ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam sẽ tăng thêm một sản lượng điện khoảng 100 triệu KWh/năm, mặc dù không lớn song có ý nghĩa, mở đầu cho ngành công nghiệp điện gió Việt Nam góp phần nâng dần tỷ lệ của NLTT trong cơ cấu năng lượng quốc gia.
- Nhà máy sản xuất pin mặt trời tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tháng 4/2009, nhà máy sản xuất pin mặt trời đầu tiên tại Việt Nam đã được khánh thành do Công ty cổ phần năng lượng Mặt trời Đỏ thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) kết hợp với hai đối tác là Trung tâm tiết kiệm năng lượng
TP. HCM (thuộc Sở Khoa học Công nghệ TP. HCM) và Công ty TNHH Tân Kỷ Nguyên xây dựng. Tổng mức đầu tư nhà máy là 10 triệu USD. Có thể nói đây chính là công trình tiên phong trong công nghệ pin Mặt trời ở Việt Nam. Giai đoạn 1, nhà máy có thể cung cấp các tấm pin năng lượng mặt trời, mỗi tấm công suất 80-165 Wp điện với hiệu suất 16%. Nhà máy có thể cung cấp lượng sản phẩm lên đến 5 MWp điện một năm. Giai đoạn 2, nhà máy sẽ sản xuất linh kiện từ nguyên liệu trong nước để lắp ráp pin. Đồng thời nhà máy cũng thiết kế, lắp ráp và chế tạo các sản phẩm tiết kiệm năng lượng như hệ thống máy nước nóng Mặt trời, bóng đèn tiết kiệm năng lượng và những thiết bị tiết kiệm năng lượng khác.