Các dạng NLTT và tiềm năng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu biên pháp xử lý ô nhiễm không khí (Trang 77 - 80)

II. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁ TÔ NHIỄM KHÔNG KHÍ

2. Thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soá tô nhiễm không khí.

2.2.1. Các dạng NLTT và tiềm năng ở Việt Nam

Các nguồn NLTT của Việt Nam rất đa dạng và phong phú và có thể được chia thành hai lĩnh vực khai thác là thủy điện nhỏ và phong điện, sinh khối và mặt trời. Các nguồn năng lượng này, bằng nhiều hình thức và hoạt động, một số đã được sử dụng, tuy nhiên phần lớn tiềm năng vẫn chưa được khai thác mà mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu, khảo sát.

Năng lượng từ thuỷ điện nhỏ

Lĩnh vực khai thác NLTT đã được triển khai ở Việt Nam là các nguồn thủy điện nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ... Tuy nhiên, số lượng điện được sản xuất của toàn quốc mới chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn so với tổng lượng điện, theo đánh giá sơ bộ, có thể phát triển trên 4000 MW thủy điện nhỏ với sản lượng điện khoảng 16 tỷ kWh. Ngoài ra, Việt Nam cũng còn có khoảng trên 1 triệu điểm có thể phát triển thuỷ điện cực nhỏ (công suất từ 200 W-100 kW).

Năng lượng sinh khối

Một nguồn năng lượng cũng đã được sử dụng, nhưng phổ biến trong các lĩnh vực khác hoặc chưa dùng cho mục đích tạo NLTT là sinh khối với nhiều dạng: gỗ, sản phẩm phụ của ngành lâm nghiệp như mùn cưa, chất thải nông nghiệp như rơm, phân chuồng, chất thải thực vật từ công viên, vườn, cây lề đường. Tiềm năng năng lượng sinh khối bao gồm gỗ, củi, rơm rác, phụ phẩm nông nghiệp... của Việt Nam khoảng 43 - 46 triệu TOE (tấn dầu tương đương)/năm, trong đó khoảng 60% là năng lượng gỗ củi (26 - 27 triệu TOE) và 40% năng lượng rơm rác, phụ phẩm nông nghiệp (17 - 19 triệu TOE).

Năng lượng khí sinh học

Tại khu vực nông thôn, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, việc thu lại khí sinh học (Biogas) cũng được triển khai và đã có được thành công nhất định. Nhưng cũng như thủy điện nhỏ, lượng khí sinh học, chủ yếu từ hầm Biogas thu gom phân chuồng, được khai thác chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tiềm năng lý thuyết về khí sinh học. Theo ước tính, khí sinh học tại Việt Nam có thể thu được từ phụ phẩm cây trồng chiếm 61,4%, thứ đến tiềm năng từ phân động vật 28,7% và rác thải sinh hoạt chỉ chiếm có 9,9%. Tuy nhiên trong thực tế việc khai thác nguồn phân gia súc sẽ hiệu quả hơn vì dễ thu gom, công nghệ áp dụng lại đơn giản thường là các thiết bị quy mô gia đình ở từng hộ, hoặc các thiết bị quy mô lớn ở các trang trại. Tổng tiềm năng lý thuyết về khí sinh học từ các nguồn trên vào khoảng gần 10 tỷ m3/năm, quy ra dầu tương đương khoảng gần 5 triệu TOE/năm.

Năng lượng gió và mặt trời

Các lĩnh vực khác mới chỉ dừng lại ở quy mô nghiên cứu và thử nghiệm. Về nguồn năng lượng mặt trời và gió, do có vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam nằm trong khoảng 80-230 vĩ độ Bắc thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa,

vùng có chế độ gió 2-4 m/s. Tiềm năng gió ở một số vùng ven biển và hải đảo có Vtb lớn hơn 4m/s (ở độ cao 12m trên mặt đất) có thể ứng dụng các loại động cơ gió phát điện. Cũng vì nằm trong vùng nhiệt đới, số giờ nắng trung bình khoảng 2000 ÷ 2500 giờ/năm, tổng năng lượng bức xạ mặt trời trung bình khoảng 150kCal/cm2.năm, tiềm năng lý thuyết được đánh giá khoảng 43,9 tỷ TOE/năm. Có thể sử dụng năng lượng mặt trời theo các dạng như: Pin mặt trời để phát điện, hệ thống đun nước nóng mặt trời, lò sấy bằng năng lượng mặt trời...

Nhiên liệu sinh học

Trong vài năm trở lại đây, nguồn nhiên liệu sinh học đã được nhắc đến nhiều hơn tại Việt Nam. Giải pháp sản xuất cồn sinh học thay thế cho nhiên liệu động cơ đang được tiến hành thử nghiệm do Việt Nam có tiềm năng về một số loại cây trồng cung cấp nguyên liệu sản xuất cồn như lúa, ngô, sắn, khoai và mía. Nhiều vùng có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp với các loại cây này. Ước tính nếu việc điều chỉnh diện tích, sản lượng các loại cây có hạt, cây mía, các cây có củ đạt kết quả tích cực, Việt Nam có thể sản xuất khoảng 5 tỷ lít cồn/năm. Tương tự như vậy, Việt Nam rất có tiềm năng cho sản suất dầu diesel sinh học từ dầu thực vật, mỡ động vật. Mỡ cá da trơn, dầu ăn phế thải là nguồn nguyên liệu cho sản xuất diesel sinh học sẽ giúp giải quyết được vấn đề môi trường cho ngành chế biến thuỷ sản và chế biến thực phẩm. Tiềm năng về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích ứng với các loại cây như dừa, cây dầu mè có thể cho phép thành lập các vùng nguyên liệu tập trung. Ước tính nếu việc quy hoạch và tổ chức thực hiện các vùng trồng cây nguyên liệu theo hướng sử dụng triệt để quỹ đất, tạo được giống năng suất cao, làm chủ được công nghệ thu hồi dầu từ nguyên liệu, Việt Nam có thể sản xuất khoảng 500 triệu lít biodiesel/năm.

Năng lượng địa nhiệt và thuỷ triều

Năng lượng địa nhiệt và năng lượng thủy triều cũng cần nhắc đến như một giải pháp mới bên cạnh các nguồn năng lượng kể trên. Việt Nam đang bỏ trống nguồn tài nguyên năng lượng xanh, sạch, vĩnh cửu còn rất nhiều tiềm năng là địa nhiệt với hơn 300 nguồn nước khoáng nóng có nhiệt độ bề mặt từ 30oC đến 105oC, tập trung nhiều tại Tây Bắc, Trung Bộ. Theo khảo sát ban đầu, tổng công suất những nhà máy địa nhiệt nếu được xây dựng ở Việt Nam có thể lên tới khoảng trên 400 MW. Về điện năng thuỷ triều, trữ lượng của Việt Nam chỉ vào khoảng 1,6 tỷ KWh/năm và tập trung chủ yếu ở vùng bờ biển tỉnh Quảng Ninh (~1,3 tỷ KWh/năm), ngoài ra còn vào khoảng ~ 0,2 tỷ KWh/năm có thể được khai thác với công suất nhỏ trong vùng hạ lưu của hệ thống sông Cửu Long. So với tiềm năng thì khai thác NLTT vẫn còn ở mức khiêm tốn, ví như điện tái tạo chiếm 1,8% năm 2007 trong tổng sản xuất điện quốc gia, nhiệt tái tạo và năng lượng sinh học thì không đáng kể và hầu như chưa có trên thị trường. Ngoài ra, đối với thuỷ điện nhỏ, hiện nay cũng mới chỉ khai thác được 300MW/4000MW tiềm năng, năng lượng mặt trời trên một m2: 1,5MW/5kWh tiềm năng; năng lượng gió với nhiều dự án gần 1000MW thì ta chỉ thu được 1,5MW/8% diện tích. Đối với NLTT từ địa nhiệt, thuỷ triều, rác thải sinh hoạt, hay nhiên liệu sinh học như xăng sinh học, diezel sinh học (có thể khai thác từ sắn, ngô, dầu nấu ăn, mỡ cá tra/basa và cây có dầu khác) thì hầu như chưa khai thác được nhiều…

Một phần của tài liệu biên pháp xử lý ô nhiễm không khí (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w