II. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁ TÔ NHIỄM KHÔNG KHÍ
2. Thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soá tô nhiễm không khí.
2.5. Hệ thống các cơ quan kiểm soá tô nhiễm không khí.
Ưu điểm:
Các cơ quan này được quy định khá đầy đủ và hệ thống. Qui định về thẩm quyền khá rõ ràng trong luật môi trường cũng như các văn bản khác.
Về mặt thẩm quyền : Các cơ quan có những thẩm quyền khá rõ ràng trong các hoạt động cụ thế, ví dụ như trong hoạt động đánh giá tác động môi trường được qui định tại điểu 21 LBVMT và cụ thể tại khoản 5 điều 1 NĐ 21/2008/NĐ-CP qui định về chức năng, nhiệm vụ thẩm định báo cáo ĐTM của các cơ quan quản lí môi trường.
- Trong hoạt động quan trắc và định kì đánh giá hiện trạng môi trường không khí., hoạt động này được thực hiện bởi bộ Tài nguyên và Môi trường,các Bộ cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, UBND cấp tỉnh và người quản lí, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
- Trong hoạt động thông tin về tình hình môi trường không khí thuộc là hoạt đông của các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường.
- Trong hoạt động kiểm soát các nguồn thải : đây là trách nhiệm của các chủ thế hoạt động thải khí, nhưng cũng là trách nhiệm lớn của cơ quan quản lí nhà nước về môi trường. Ví dụ : điều 41 Luật BVMT năm 2005 Bộ Giao thông vận tải chủ trì với Bộ tài nguyện và môi trường hướng dẫn kiểm tra xác nhận đạt qui chuẩn môi trường với xe ô tô, mô tô,xe cơ giới khác…
Nhược điểm:
- Trong qua trình thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của mình, bản thân các cơ quan này đôi khi còn buông lỏng quản lí, tạo cơ hội cho việc vi phạm được thực hiên.
- Ví dụ : Buông lỏng công tác thẩm định ĐTM tạo điều kiện để các dự án không thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong báo cáo ĐTM đã phê duyệt.
- Các cán bộ của cơ quan này còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn và cơ sở vật chất vì lí do hầu như các cán bộ về lĩnh vực này đều chuyển từ nghành khác sang ( cán bộ về đất đai là chủ yếu ) đặc biệt nhất phải nói đến các cán bộ ở cấp huyện cấp xã phần lớn là không được đào tạo chuyên sâu.Không những thế cơ sở vật chất còn thiếu vô cùng ( ví dụ như các loại máy móc đo đạc, dung cụ lấy mẫu thư ) khiến hoạt động của các cơ quan còn hạn chế. Không chỉ yếu về chất mà còn hạn chế về lượng với số lượng cán bộ khiêm tốn so với các nước trên thế giới : Việt Nam là : 4 cán bộ /1 triệu dân, campuchia là 55 người/ 1 triệu dân, Trung Quốc là 20người/1triệu dân.
- Hoạt động của các cơ quan còn thiếu chính sác do cơ chế và chính sách chưa đầy đủ và thích hợp, đa phần các bộ ngành có liên quan như Bộ Giao Thông Vận tải, bộ Y tế, Bộ xây dựng đều có cơ quan theo dõi tình hình môi trường thuộc lĩnh vực của mình nhưng riêng trách nhiệm quản lí về không khí thì ít được ưu tiên và phần nhiều không rõ ràng.
Muốn thực hiện tốt chức năng của mình, bản thân hệ thống các cơ quan này cần kiện toàn hơn nữa hệ thống của mình từ trung ương đến địa phương, xây dựng cơ chế giữa các ban ngành có liên quan, tăng cường số lượng cũng như chất lượng đối với các cán bộ của cơ quan nhà nươc trong hoạt động này.