Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí:

Một phần của tài liệu biên pháp xử lý ô nhiễm không khí (Trang 50 - 52)

I. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

5. Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí:

Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí bao gôm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động xả khí thải của các tổ chức, cá nhân vào môi trường xung quanh trong các hoạt động của họ.

Có hai loại nguồn thải vào không khí là nguồn thải tĩnh và nguồn thải động, pháp luật đưa ra những quy định khác nhau để kiểm soat hai loại nguồn này.

*Kiểm soát các nguồn thải tĩnh: Các quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2005 chủ yếu tập trung điều chỉnh hành vi tổ chức, cá nhân có phát sinh khí thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ: các cá nhân, tổ chức trong trường hợp này phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản như:

+Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn. ( khoản 1 điều 83 Luật bảo vệ môi trường 2005)

+Nhà nước khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính. ( khoản 3 điều 84 Luật bảo vệ môi trường 2005)

+Cấm sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hợp chất làm suy giảm tầng ô zôn theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. ( khoản 4 điều 84 Luật bảo vệ môi trường 2005)

+. Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn môi trường phải có trách nhiệm kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. ( khoản 1 điều 85 Luật bảo vệ môi trường 2005)

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải thực hiện biện pháp hạn chế, giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khoẻ của cộng đồng dân cư. ( khoản 2 điều 85 Luật bảo vệ môi trường 2005)

*Kiểm soát các nguồn thải động: Nguồn thải này chủ yếu do các phương tiện giao thông vận tải gây ra, pháp luật có một số quy định như sau:

+ Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường( khoản 2 điều 83 Luật bảo vệ môi trường 2005)

+Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, có thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường ( khoản 3 điều 83 Luật bảo vệ môi trường 2005)

+. Tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao, công trình xây dựng gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải có biện pháp giảm thiểu, khắc phục để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.

( khoản 3 điều 85 Luật bảo vệ môi trường 2005)

+Phương tiện giao thông đường bộ - giới hạn cho phép lớn nhất của khí thải: TCVN6438-2001.

Tiêu chuẩn này quy định giới hạn cho phép lớn nhất của các chất gây ô nhiễm môi trường : Cacbonmonoxit (CO) và Hydrocacbon (HC), chất thải nhìn thấy (thường gọi là khói ) trong khí thải động cơ sử dụng nhiên liệu xăng hoặc diezen lắp trên phương tiện giao thông đường bộ để tham gia giao thông đường bộ.

Giá trị giới hạn lơn nhất cho phép của nồng độ CO và HC, độ khói trong khí thải của phương tiện được quy định trong bảng 1.

Thành phần gây ô nhiễm trong

khí thải

Phương tiện lắp động cơ xăng Phương tiện lắp động cơ diezen Các loại ô tô Mô tô, xe máy

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 1 Mức 2 Mức 1 Mức 2 Mức 3 CO (% thể tích) 6.5 6 4.5 3.5 4.5 - - - HC (ppm thể tích) Động cơ 4 kì - 1500 1200 600 1500 1200 - - - Động cơ 2 kì - 7800 7800 7800 10000 7800 - - -

Đông cơ đặc biệt - 3300 3300 3300 - - - - -

Độ khói ( % HUS) - - - - - - 85 72 50

+Cấm lưu hành trên đường phố các loại xe cơ giới sử dụng xăng pha chì, hoặc xả khói đen làm ô nhiễm môi trường.( Khoản 1 điều 71 Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toan giao thông đô thị).

+ Các chủ phương tiện giao thông phải đảm bảo không gây tiếng ồn quá giới hạn chi phép. Cụ thể: Các loại xe hai bánh có động cơ dưới 125cc không được gây tiếng ồn vượt quá 79 dba, các loại xe có động cơ trên 1000cc không được gây tiếng ồn quá 89 dba.

+ Các loại phương tiện cơ giới được sản xuất, lắp ráp trong nước hoặc nhập khẩu phải đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải, tiếng ồn.

Một phần của tài liệu biên pháp xử lý ô nhiễm không khí (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w