CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành (Trang 80 - 84)

- Tạo hàng rào che chắn bụi tại công trường xây dựng;

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Chương trình Quản lý và giám sát Môi trường là một chương trình nhằm quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình chuẩn bị và trong quá trình dự án đi vào hoạt động.

5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Thực hiện công tác bảo vệ môi trường, ngay từ khâu chuẩn bị xây dựng, công ty TNHH kim loại màu Trường Thành thiết lập chương trình quản lý môi trường như sau:

5.1.1. Chương trình quản lý các vấn đề môi trường

Chương trình quản lý môi trường được trình bày như trong bảng 5.1.

Bảng 5.1. Chương trình quản lý môi trường

TT Công trình xử lý và quản lý môi

trường Kinh phí dự kiến (Triệu đồng) Tiến độ thực hiện 1 Hệ thống xử lý khí thải và bụi 550 Tháng 3/2011 – Tháng 7/2011

2 Hệ thống quạt thông gió và quạt cưỡng bức 160 Tháng 3/2011 – Tháng 7/2011

3 Hệ thống hố ga, cống thoát nước xung

quanh nhà máy 150

4 Công trình bể tự hoại 150 Tháng 3/2011 – Tháng 7/2011

5 Hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt,

chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy hại 70

Trong suốt quá trình hoạt động

6

Vận hành các hạng mục xử lý môi trường: Vệ sinh hố ga, cống thoát, vận hành trạm xử lý khí thải và nước thải

8 triệu/năm Trong suốt quá trình hoạt động

7 Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy 200 Tháng 3/2011 – Tháng 7/2011

8 Trang bị bảo hộ lao động cần thiết cho

người lao động 10 Hàng năm

9 Trồng và chăm sóc cây xanh, thảm cỏ 70 Khi nhà máy đi vào hoạt động

10 Đào tạo, giáo dục về môi trường 10 Hàng năm

11 Trả lương cho tổ vệ sinh 9 Hàng tháng

5.1.2. Cơ cấu nhân sự cho công tác quản lý môi trường

Để phản ánh kịp thời các tác động môi trường của nhà máy và đánh giá hiệu quả của các biện pháp hạn chế và xử lý ô nhiễm. Tại phòng kỹ thuật – An toàn của nhà máy sẽ bố trí 01 cán bộ kỹ thuật chuyên trách theo dõi về các công tác liên quan tới bảo vệ môi trường. Cán bộ này sẽ chịu trách nhiệm thực hiện, giám sát thực hiện công tác bảo vệ môi trường của Nhà máy.

5.1.3. Lập kế hoạch quản lý, triển khai công tác bảo vệ môi trường

- Có chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường cụ thể, chi tiết cho từng năm.

- Thông qua các kết quả kiểm soát ô nhiễm, các báo cáo từ các bộ phận, các kết luận kiểm tra của đơn vị quản lý nhà nước về môi trường triển khai các hoạt động cụ thể.

- Kết hợp với tổ chức đoàn thể cơ sở và khu công nghiệp tham gia phát động các phong trào trồng cây xanh, các hoạt động bảo vệ môi trường nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, như: Ngày thành lập Đảng 3/2, ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày sinh nhật Bác 19/5, ngày Môi trường thế giới 5/6, ngày Quốc khánh 2/9,...

- Phối hợp với địa phương thực hiện giám sát môi trường, phát hiện sớm và xử lý kịp thời sự cố gây ô nhiễm môi trường.

5.1.4. Kế hoạch đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức môi trường

- Thường xuyên nâng cao nhận thức về môi trường cho cán bộ công nhân viên Công ty như tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày về môi trường thông qua các hoạt động của các tổ chức, đoàn thể qua đó giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường. Mọi người cần nhận thức rằng môi trường làm việc và môi trường xung quanh cần giữ gìn và bảo vệ trước hết vì chính bản thân mình.

- Thành lập quỹ khen thưởng môi trường, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể làm tốt công tác vệ sinh môi trường.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng cách tổ chức các đợt tổng vệ sinh nhân những dịp ngày Tết trồng cây, ngày Môi trường thế giới,...

- Giáo dục ý thức tiết kiệm, sử dụng hợp lý tài nguyên như nước, nguyên liệu, năng lượng,…

- Thực hiện các nội quy về vệ sinh và quản lý chất thải của Nhà máy.

- Đôn đốc và giáo dục cán bộ công nhân viên trong Nhà máy thực hiện các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, kiểm tra sức khỏe định kỳ.

- Xây dựng khuôn viên cây cảnh xung quanh khu vực tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp.

- Xây dựng chế độ khen thưởng, xử phạt đối với các tập thể, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Dành nguồn kinh phí cho các công tác khắc phục các sự cố, ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình sản xuất.

5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG5.2.1. Mục tiêu của chương trình giám sát môi trường 5.2.1. Mục tiêu của chương trình giám sát môi trường

Giám sát chất lượng môi trường trong khu vực cơ sở và khu vực xung quanh nhằm đảm bảo rằng các hệ thống xử lý môi trường và các hoạt động sản xuất có hiệu quả, bảo đảm các nguồn chất thải thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào môi trường tiếp nhận.

Các thông tin thu được trong quá trình giám sát môi trường phải đảm bảo được các thuộc tính cơ bản sau đây:

- Độ chính xác của số liệu: Độ chính xác của số liệu giám sát được đánh giá bằng khả năng tương đồng giữa các số liệu và thực tế.

- Tính đặc trưng của số liệu: Số liệu thu được tại một điểm quan trắc phải đại diện cho một không gian nhất định.

- Tính đồng nhất của số liệu: Các số liệu thu thập được tại các điểm khác nhau vào những thời điểm khác nhau của khu vực nghiên cứu phải có khả năng so sánh được với nhau.

- Khả năng theo dõi liên tục theo thời gian.

- Tính đồng bộ của số liệu: Số liệu phải bao gồm đủ các thông tin về bản thân yếu tố đó và các yếu tố có liên quan.

Qua đó:

- Xác định những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường do thực hiện dự án

- Giám sát các nguồn thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn) và hoạt động của các hệ thống xử lý để đảm bảo các hoạt động này tuân thủ theo yêu cầu luật pháp.

- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường thích hợp dựa trên kết quả giám sát môi trường

Công tác giám sát môi trường đối vơi dự án được chia thành 2 loại:

- Giám sát thường xuyên chất lượng khí thải, nườc thải do hoạt động của dự án; - Giám sát định kỳ môi trường xung quanh khu vực hoạt động dự án.

Chủ đầu tư sẽ kết hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường tiến hành giám sát định kỳ chất lượng môi trường nhằm mục đích kiểm soát, bảo vệ và giám sát ô nhiễm môi trường. Tình trạng môi trường sẽ thường xuyên được theo dõi, số liệu sẽ được lưu giữ. Công ty sẽ lập báo cáo định kỳ về môi trường gửi về các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của tỉnh Bắc Ninh theo quy định.

Nhà máy sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý môi trường thực hiện việc giám sát môi trường 4lần/năm.

5.2.2. Nội dung của chương trình giám sát môi trường

5.2.2.1 Giai đoạn thi công dự án.

Trong giai đoạn thi công cần giám sát các hoạt động sau:

Thường xuyên theo dõi các dòng chảy tại khu vực dự án và khu vực xung quanh dự án để bảo vệ dòng chảy, nếu có sự cố tắc nghẽn phải tìm giải pháp khơi thông dòng chảy.

Kiểm soát ô nhiễm các yếu tố (vi khí hậu, tiếng ồn, CO, CO2, SO2, NO2, bụi, hơi xăng dầu,...).

Kiểm soát các máy đóng cọc, máy đầm và khống chế giờ làm việc, không làm việc vào ban đêm gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư và các dự án xung quanh.

5.2.2.2. Giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động

Giám sát môi trường không khí

Số mẫu: 05 mẫu. Trong đó:

- 02 mẫu trong khu vực sản xuất: 01 mẫu tại đầu xưởng sản xuất và 01 mẫu tại cuối xưởng sản xuất.

Các chỉ tiêu phân tích: Tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng, bụi lơ lửng, SO2, CO, NOx, CxHy, hơi kẽm,...

Tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động kèm theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT.

- 02 mẫu ngoài khu vực sản xuất, trong khuôn viên Công ty (01 mẫu đầu hướng gió, 01 mẫu cuối hướng gió).

Các chỉ tiêu phân tích: Ồn, bụi lơ lửng, SO2, CO, NOx, VOC,...

Tiêu chuẩn áp dụng: QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT.

- 01 mẫu khí sau khi xử lý của hệ thống xử lý khí thải.Các chỉ tiêu phân tích: Bụi, SO2, CO, NOx;

Một phần của tài liệu Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w