2 Tác động đến môi trường nước

Một phần của tài liệu Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành (Trang 51 - 55)

- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG DỰ ÁN

3.2.1.2 Tác động đến môi trường nước

* Nguồn phát sinh

- Nước mưa chảy tràn,...

* Thành phần và tải lượng

Nước thải từ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên

Nước thải sinh hoạt xuất phát từ các nguồn: nhà ăn, nhà vệ sinh, khu vực rửa tay chung của cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt được thể hiện như ở bảng 3.3.

Khi dự án đi vào hoạt động ổn định với số lượng lao động 200 người, lưu lượng nước thải sẽ là:

G nước thải sinh hoạt = 200 người x 50 lít/người/ngày đêm = 10.000 lít/ngày đêm = 10 m3/ngày đêm.

Nước thải sinh hoạt thường chứa các loại vi khuẩn, chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, nếu không được thu gom và xử lý sẽ tác động làm ô nhiễm nguồn nước. Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.22. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/người/ngày) Tải lượng (Kg/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT Cột B BOD5 45 - 54 9 - 10,8 900 – 1.080 50 TSS 70 – 145 14 - 29 1.400 – 2.900 100 NO3- 6 – 12 1,2 - 2,4 120 - 240 50 PO43- 0,6 – 4,5 0,12 - 0,9 12 - 90 10 Amoni 3,6 – 7,2 0,72 - 1,44 72 - 144 10 Coliform 106- 109 MPN/100ml 104 MPN/100ml

Ghi chú: Hệ số ô nhiễm tính theo WHO – Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí – tập 1, Generva, 1993;

QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B: áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Như vậy nước thải sinh hoạt là một trong những nguồn gây ô nhiễm đáng quan tâm với hàm lượng của hầu hết các chất ô nhiễm đặc trưng đều tương đối cao, nếu không có hệ thống thu gom, xử lý sẽ gây ô nhiễm cục bộ cho môi trường tự nhiên khu vực thực hiện dự án.

Khi nhà máy đi vào hoạt động sản xuất ổn định với 200 công nhân viên, ước tính lượng nước sử dụng cho nhà bếp: 200 x 30 lít/người/ngày = 6 m3/ngày

Tại đây, sẽ phát sinh một lượng nước thải ước tính khoảng 4,5 m3/ngày từ quá trình rửa rau quả, thịt cá, thực phẩm và nước rửa bát, đĩa, xong nồi… nước thải này chủ yếu chứa các chất hữu cơ, axit béo,… do có hàm lượng dầu mỡ động thực vật cao nên cần thu gom dầu mỡ trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp.

Nước mưa chảy tràn

- Lưu lượng tính toán nước mưa chảy tràn được xác định theo phương pháp cường độ giới hạn và tính theo công thức sau:

Q = ψ x F x h (m3/s) Trong đó:

F: Diện tích thu nước tính toán. F = 14.758,8 m2.

h: Cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán mm/h (h = 150 mm/h). ψ: Hệ số dòng chảy (đối với đường bê tông, mái nhà lấy ψ = 0,9).

(Nguồn: TCVN 51: 1984 Thoát nước - mạng lưới bên ngoài và công trình thiết kế - tiêu chuẩn thiết kế)

Thay số được: Q = 0,55 m3/s

Bảng 3.23. Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ

Loại mặt phủ ψ

Mái nhà, đường bê tông 0,80 - 0,90 Đường nhựa 0,60 - 0,70 Đường lát đá hộc 0,45 - 0,50 Đường rải sỏi 0,30 - 0,35 Mặt đất san 0,20 - 0,30 Bãi cỏ 0,10 - 0,15

(Nguồn: TCXDVN 51:2008) - Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa:

Với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt đến 15-20 phút sau đó). Hàm lượng chất bẩn trong nước mưa đợt đầu tại khu vực được ước tính như sau: BOD5 khoảng 35 đến 50 mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng (SS) khoảng 1.500 đến 1.800 mg/l.

Lượng chất bẩn (chất không hoà tan) tích tụ tại khu vực được xác định theo công thức sau:

M = Mmax (1-e-Kz. t).F (kg)

(Nguồn: Trần Đức Hạ - Giáo trình quản lý môi trường nước - NXB Khoa học kỹ thuật - Hà Nội - 2002)

Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Mmax: Lượng chất bẩn có thể tích tụ lớn nhất tại khu vựcdự án; Mmax= 250 kg/ha;

+ Hệ số động học tích luỹ chất bẩn, Kz=0,4/ngày; + t: Thời gian tích luỹ chất bẩn, 15 ngày;

+ F: Diện tích khu vực thi công, F = 1,47588 ha.

Như vậy lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày tại khu vực dự án là 368kg, lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn gây tác động không nhỏ tới nguồn thuỷ vực tiếp nhận cũng như môi trường đất xung quanh.

Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa phụ thuộc vào thời gian giữa hai trận mưa liên tiếp và điều kiện vệ sinh bề mặt khu vực. Hàm lượng ô nhiễm tập trung chủ yếu vào đầu trận mưa (gọi là nước mưa đợt đầu: tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó).

Do vậy, nhà máy cần có một số biện pháp quản lý vệ sinh và thu gom nước mưa hợp lý, tránh gây ô nhiễm. Các khu vực có nước mưa chảy tràn cần được vệ sinh sạch sẽ, không để dầu mỡ cuốn theo nước mưa đi vào môi trường.

* Mức độ ảnh hưởng

- Như đã tính toán ở trên, lượng nước thải sinh hoạt khi dự án hoạt động ổn định là khoảng 15 m3/ngày. Xét về thành phần và tính chất, cũng giống như nước thải sinh hoạt từ các cơ sở công nghiệp và cụm dân cư khác, nước thải sinh hoạt của nhà máy chứa cặn bã hữu cơ, chất lơ lửng, các chất hữu cơ và vô cơ hòa tan (thông qua các chỉ tiêu BOD và COD), các chất dinh dưỡng (thông qua các chỉ số N và P) và các loại vi sinh vật gây bệnh. Nếu không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, nước thải sinh hoạt của nhà máy cũng sẽ gây tác động xấu đến chất lượng nước mặt và nước ngầm khu vực xung quanh nhà máy và góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm nước mặt của khu vực.

Trị số BOD, COD trong nước thải sinh hoạt càng cao thì mức độ ô nhiễm hữu cơ càng lớn. Khi thải vào nguồn tiếp nhận, nước thải sinh hoạt sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan và cũng rất nguy hại nếu con người sử dụng nguồn nước này để phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt.

Để đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường thì nước thải sinh hoạt từ hoạt động của dự án phải được qua xử lý. Chi tiết về biện pháp xử lý được trình bày trong chương IV. Như vậy, về nước thải của công ty nếu được xử lý tốt, đảm bảo đủ điều kiện để thải vào khu xử lý của KCN thì không gây tác động đến môi trường.

Bảng 3.24. Tác động của một số chất gây ô nhiễm môi trường nước

TT Thông số Tác động

1 Các chất hữu cơ

- Làm giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước. - Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh.

- Ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ.

- Gây mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh.

2 Chất rắn lơ lửng

- Ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước và tài nguyên thủy sinh.

- Tăng độ đục, giảm khả năng quang hợp của một số loại sinh vật hoại sinh.

3 Các chất dinh dưỡng (N, P)

- Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước và sự sống của sinh vật thủy sinh.

- Phát sinh nhiều loại sinh vật không mong muốn.

4 Các vi khuẩn gây bệnh

- Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân gây các bệnh: thương hàn, phó thương hàn, tả, lỵ,…

- Coliform là nhóm gây bệnh đường ruột. - E.coli là vi khuẩn thuộc nhóm coliform.

- Nước mưa chảy tràn trong khu vực cơ sở sản xuất phụ thuộc vào lượng mưa trong năm. Nước mưa chảy tràn sẽ cuốn theo các tạp chất rơi vãi trên mái nhà xưởng và trên hệ thống đường giao thông nội bộ trước khi đi vào hệ thống thoát nước mưa chung của khu vực. So với các nguồn nước khác, nước mưa chảy tràn tương đối sạch. Tuy nhiên vẫn cần phải có biện pháp khống chế nhằm loại bỏ và giảm thiểu các tạp chất bị cuốn theo nước mưa chảy tràn đến nguồn tiếp nhận.

Một phần của tài liệu Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành (Trang 51 - 55)