Biện pháp quản lý thu gom, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại:

Một phần của tài liệu Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành (Trang 75 - 77)

- Tạo hàng rào che chắn bụi tại công trường xây dựng;

4.2.5. Biện pháp quản lý thu gom, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại:

+ Rác thải sinh hoạt:

Căn cứ vào lượng chất thải rắn và nguồn phát sinh trình bày tại chương III. Công ty sẽ trang bị và bố trí một số thùng chứa có nắp tại các nơi phát sinh (nhà ăn, nhà bếp, văn phòng, trong xưởng sản xuất…) để phân loại và thu gom nguồn thải này:

+ Khu vực văn phòng: Mỗi phòng có 01 thùng loại nhỏ để chứa chất thải rắn văn phòng.

+ Khu vực nhà ăn: 02 thùng loại to để chứa chất thải rắn phát sinh từ nhà bếp. + Khu vực nhà xưởng: 03 thùng loại to được bố trí tại đầu, giữa và cuối xưởng. + Các vị trí khác 03 thùng.

Đơn vị ký hợp đồng với cơ sở thu gom rác thải sinh hoạt tại địa phương đến thu gom vận chuyển đi xử lý theo quy định.

- Giao tổ vệ sinh nhà máy có trách nhiệm thu gom, tập kết nguồn thải này theo đúng nội qui, qui định về phân loại thu gom và xử lý rác thải do công ty ban hành. - Đối với bùn thải của bể tự hoại được công ty định kỳ thuê các cơ quan có chức năng hút và đem đi xử lý.

+ Chất thải rắn sản xuất:

- Chất thải rắn có thể tận dụng được, thì công ty sẽ bố trí các thùng chứa tại các khu vực phát sinh để thu gom nguồn thải này. Sau đó sẽ quay lại dây chuyền sản xuất để tái chế.

Dự kiến công ty sẽ bố trí các thùng chứa loại to để thu gom nguồn chất thải này. Những chất thải rắn không tái chế được, công ty sẽ thu gom và tập kết tại một khu chứa chất thải, sau đó thuê các đơn vị khác đem đi xử lý thích hợp hoặc bán cho các đơn vị khác có nhu cầu mua lại như là tro xỉ than. Loại chất thải rắn này có thể làm bê tông trọng lượng nhẹ, làm xi măng, làm đường,...

Ngoài ra, để giảm thiểu lượng tro xỉ thải ra do quá trình đốt cháy, công ty còn có các biện pháp để sử dụng năng lượng hiệu quả trong quá trình đốt cháy như: Đập hoặc nghiền than cho than có kích thước tương đồng khoảng 4 – 6 mm, làm ẩm than và trộn than đối với những hạt than mịn với than có kích thước lớn hơn để giúp lượng than cấp lò đồng đều hạn chế được lượng tro xỉ trong quá trình đốt cháy.

+ Biện pháp quản lý và xử lý chất thải nguy hại:

Chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy được phân loại thu gom riêng. Tại các vị trí phát sinh chất thải nguy hại sẽ được đặt các thùng chứa có 2 đến 3 ngăn để tập kết chất thải nguy hại, định kỳ hàng tuần công ty sẽ cho nhân viên vệ sinh đi thu gom theo từng chủng loại và đem đi tập kết tại một khu vực riêng biệt chuyên chứa chất thải nguy hại. Các thùng chứa và khu vực tập kết chất thải nguy hại đều có biển cảnh báo. Cụ thể:

- Bố trí một khu rộng khoảng 20 m2 là khu vực xa với thiết bị và công nhân làm việc hàng ngày nhất để tập kết chất thải rắn và chất thải nguy hại. Tại góc này bố trí 02 thùng chứa chất thải nguy hại để chứa Giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn hỏng, ...

- Tiến hành ký hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng và năng lực định kỳ đến thu gom vận chuyển đem xử lý theo quy định.

- Tiến hành làm lập nội quy (bao gồm cả ban mức xử phạt đối với những người vi phạm nội quy) quản lý CTNH và lập sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo nội dung của Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc "Ban hành danh mục chất thải nguy hại" và Thông tư số 12/2006/TT-BNTMT ngày 26/12/2006 của Bộ TN&MT về "Hướng dẫn thi hành lập thủ tục hồ sơ, đăng ký, cấp giấy phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại".

Một phần của tài liệu Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w