- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG DỰ ÁN
3.2.1.3. Chất thải rắn từ hoạt động của dự án
- Chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân viên; - Chất thải rắn công nghiệp.
* Thành phần và tải lượng
Rác thải sinh hoạt
Số lượng công nhân làm việc tại nhà máy sẽ là 200 người và mỗi người thải ra khoảng từ 0,5 kg/ngày, mỗi tháng làm việc 26 ngày thì lượng chất thải rắn phát sinh là 2.600 kg/tháng (lượng chất thải chủ yếu phát sinh tại khu vực nhà ăn, văn phòng). Loại chất thải này bao gồm: rau, hoa quả, thức ăn thừa, bao bì túi nilon đựng thức ăn,..
Loại chất thải rắn này chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân hủy, nếu không được thu gom và có biện pháp quản lý thích hợp sẽ gây mùi hôi khó chịu và mất vẻ đẹp mỹ quan của Công ty.
Ngoài ra, còn có bùn (dạng bùn lỏng) từ bể phốt. Thành phần của bùn thải này chủ yếu là nước (chiếm tới ~ 85%, do thiết bị vệ sinh cần nước để hút lôi cuốn các cặn bẩn khác) ngoài ra là các chất thải khác (có hàm lượng nhỏ hơn 15%) bao gồm các loại cặn được phân hủy từ phân và giấy vệ sinh,… Lượng chất thải này khoảng 2.000 kg/lần, trung bình 2 năm cần vệ sinh 1 lần. Đây cũng được xem là chất thải không nguy hại, công ty sẽ thuê cở sở có chức năng phù hợp để xử lý theo quy định.
Chất thải rắn công nghiệp Gồm các nguồn chất thải sau:
- Giấy photo, bìa catton,...: khoảng 40 kg/tháng. Đây là loại chất thải được xếp vào loại phế liệu sạch sẽ được tái sử dụng.
- Chất thải rắn trong quá trình sản xuất chủ yếu là đất cát, các tạp chất khác thải ra từ các lò luyện có lẫn trong nguyên liệu, đặc biệt là trong xỉ kẽm và kẽm thỏi có hàm lượng thấp. Khối lượng loại chất thải này ước tính khoảng: 15 tấn/tháng.
- Tro xỉ than trong sau khi đốt cháy. Tro xỉ là một tạp chất không bị cháy. Hàm lượng của chúng chiếm từ 5 – 40%. Chúng ta có thể ước tính khối lượng tro xỉ trung bình khoảng 15% nhiên liệu đầu vào. Như vậy, khối lượng loại chất thải này rất lớn khoảng 15 tấn/tháng.
- Sản phẩm lỗi là các sản phẩm không đạt được hàm lượng quy định, khoảng 25 tấn/tháng. Chất thải này sẽ được đưa tuần hoàn trở lại dây chuyền sản xuất để tái chế, hoàn toàn không thải ra ngoài để tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.
STT Tên chất thải Trạng thái tồn tại
Số lượng (tấn/tháng)
1 - Rác thải sinh hoạt (thức ăn thừa, cây khô, rác văn phòng…) - Bùn thải từ bể phốt Rắn Bùn 2,6 84 kg 2 Rác thải công nghiệp
- Thùng carton, giấy photo, vỏ bao,… - Đất đá, tạp chất khác,.. - Sản phẩm lỗi - Tro xỉ than Rắn Rắn 40 kg 15 25 15 * Mức độ ảnh hưởng
Đối với chất thải rắn thì nguồn chính là rác thải sinh hoạt. Nguồn rác thải sinh hoạt bao gồm rác thải khu hành chính, rác phát sinh do ăn uống. Thành phần của rác thải sinh hoạt có khoảng 60% chất hữu cơ, 40% chất vô cơ. Thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt có khả năng phân hủy nhanh. Nếu không được chứa trong thùng kín và thu gom trong ngày các khí ô nhiễm và mùi khó chịu sẽ phát tán vào không khí xung quanh.
Chất thải rắn sản xuất gồm bao bì nilon, đây là bao bì tương đối sạch, không chứa chất gì độc hại được sử dụng nhiều lần. Sản phẩm lỗi được thu gom và tuần hoàn trở lại quá trình sản xuất, không gây hại cho môi trường và con người. Rác thải công nghiệp khác như găng tay không dính dầu mỡ, quần áo bảo hộ sẽ được thu gom, vận chuyển và xử lý như rác thải sinh hoạt.
Tro xỉ than làm giảm công suất đốt cháy, tăng chi phí xử lý,..Tro xỉ có thể dùng để sản xuất xi măng, làm bê tông trọng lượng nhẹ, vật liệu xây dựng, làm đường, chất cải tạo đất sẽ làm giảm khối lượng tro xỉ than tồn đọng góp phần bảo vệ môi trường.
3.2.1.4. Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu là một số loại sau:
- Giẻ lau dùng để lau chùi sau mỗi đợt bôi mỡ cho một số chi tiết của máy móc thiết bị, lượng phát sinh khoảng 0,5 kg/lần.
- Bóng đèn huỳnh quang hỏng, trung bình 0,3 kg/tháng. - Can, hộp đựng dầu mỡ bôi trơn cho máy móc (4 hộp/năm); - Mực in thải: Lượng mực thải không đáng kể khoảng 1 kg/tháng.
Loại chất thải Khối lượng
Giẻ lau 0,5 kg/lần
Bóng đèn huỳnh quang hỏng 0,3 kg/tháng
Hộp đựng mỡ 4 hộp/năm.
Mực in thải 1 kg/tháng
Công ty sẽ tuân thủ đúng các biện pháp quản lý, xử lý chất thải nguy hại theo quy định của nhà nước như Quyết định số 23/2006/QĐ – BTNMT, Thông tư số 12/2006/TT – BTNMT, cụ thể được trình bày trong chương sau.
Tác hại của chất thải nguy hại: Chúng ta có thể bị phơi nhiễm (qua tiếp xúc trực tiếp, đường hô hấp hoặc đường tiêu hoá) với những chất độc trong khi sử dụng. CTNH khi thải vào cống rãnh mà chưa được xử lý sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Khi thải bỏ chung với rác sinh hoạt, các chất thải có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân vệ sinh, hoặc chúng có thể diễn ra các phản ứng hoá học trong xe chở rác hoặc trong lòng bãi rác.
Các loại chất thải nguy hại cũng sẽ được thu gom, bảo quản và xử lý theo đúng quy định về chất thải nguy hại.
3.2.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải