Tác động đến môi trường không khí

Một phần của tài liệu Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành (Trang 29 - 35)

- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG DỰ ÁN

3.1.1.4.Tác động đến môi trường không khí

* Nguồn phát sinh

- Bụi do quá trình đào móng, vận chuyển, bốc dỡ, tập kết nguyên vật liệu xây dựng như: đá, cát, xi măng, sắt thép,…..

- Bụi và các chất khí như SO2, NO2, CO, VOC,…. sinh ra từ khói thải của xe cơ giới vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng ra vào công trường.

- Khí thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các hoạt động, phương tiện thi công cơ giới trên công trường.

- Bụi và khí thải phát sinh từ các hoạt động khác.

* Thành phần và tải lượng

Bụi

- Trong giai đoạn thi công xây dựng, bụi phát sinh chủ yếu là từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu trên các tuyến đường. Để đánh giá ảnh hưởng của bụi trong quá trình vận chuyển của các phương tiện vận chuyển (theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995 trong hướng dẫn lập cam kết bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) được xác định theo công thức sau:

E = 1,7 k (s/12)(S/48) (W/2,7)0,7(w/4)0,5[(365-p)/365] Trong đó:

+ E = hệ số phát thải (kg bụi/km)

+ k = Hệ số không thứ nguyên cho loại kích thước bụi (k = 0,8 cho các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 30 micron).

+ s = Hệ số mặt đường (đường đất s = 6,4)

+ S = Tốc độ trung bình của xe tải (lấy S = 20 km/h) + W = Tải trọng xe tải (chọn tải trọng trung bình 10 tấn) + w = Số lốp xe (chọn trung bình w = 6)

+ p = Số ngày mưa trung bình trong năm (lấy p = 145 ngày, trung bình năm tại Trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Bắc Ninh).

Thay các giá trị vào ta có: E = 0,42 kg/km.

Như vậy, lượng bụi phát sinh ra quá trình vận chuyển của các phương tiện giao thông được ước tính là 0,42 kg bụi trên 1 km đường xe chạy.

- Lượng bụi phát thải do các hoạt động xây dựng phụ thuộc trực tiếp vào diện tích mặt bằng xây dựng (công trường) và mức độ triển khai các hoạt động xây dựng. Có thể sử dụng hệ số phát thải bụi do xây dựng để ước tính lượng bụi thải ra (Theo Air Chief, Cục môi trường Mỹ, 1995)

E = 2,69 tấn/ha/tháng xây dựng.

(Hệ số phát tán bụi này có thể áp dụng để ước tính bụi khi cường độ xây dựng ở mức bình thường, đường không quá kém.)

Thời gian xây dựng dự kiến 04 tháng, tổng diện tích công trường xây dựng là 0,2357 ha (0,06 ha/tháng). Như vậy tổng lượng bụi phát tán vào không khí do hoạt động xây dựng vào khoảng: 2,69 x 0,06 = 0,16 tấn/tháng.

Trong tài liệu Air Chief, 1995 của Cục môi trường Mỹ chỉ ra mối quan hệ giữa lượng bụi thải vào môi trường do các đống vật liệu để đổ bê tông (cát, sỏi, đá dăm) chưa sử dụng, mối quan hệ đó được thể hiện bằng phương trình sau:

E = k.(0,0016). 1,4 3 , 1 ) 2 / ( ) 2 , 2 / ( M U (kg/ tấn) Trong đó:

- E = Hệ số phát tán bụi cho 1 tấn vật liệu.

- k = Hệ số không thứ nguyên cho kích thước bụi (k = 0,74 cho các hạt bụi kích thước < 30micron).

- U = Tốc độ trung bình của gió (lấy U = 1,9 m/s) - M = Độ ẩm của vật liệu (lấy M = 3% cho cát)

Hệ số phát thải này đã tính cho toàn bộ vòng vận chuyển và đưa đi sử dụng, bao gồm: - Đổ cát sỏi thành đống.

- Xe cộ đi lại trong khu vực chứa nguyên vật liệu.

- Gió cuốn trên bề mặt đống vật liệu và vùng đất xung quanh. - Lấy vật liệu đi để sử dụng.

Thay các giá trị vào phương trình trên ta có:

Từ kết quả trên có thể thấy rằng, nếu quản lý tốt quá trình xây dựng, hạn chế để vật liệu dự trữ thì lượng bụi sẽ giảm tỷ lệ với lượng giảm vật liệu xây dựng dự trữ.

Khí thải từ quá trình vận chuyển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình thi công xây dựng, các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là do khí thải từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng. Khi hoạt động, các phương tiện giao thông vận tải với nhiên liệu sử dụng chủ yếu là xăng và dầu Diezen, các nhiên liệu này khi đốt cháy sẽ sinh ra khói thải chứa các chất gây ô nhiễm không khí sẽ thải vào môi trường một lượng khí thải khá lớn chứa các chất khí gây ô nhiễm không khí như: Bụi muội, CO, CO2, NO2, SO2…Mức độ phát thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt độ không khí, vận tốc xe chạy, chiều dài tuyến đường đi, phân khối động cơ, loại nhiên liệu, loại xe…

44 4 , 1 3 , 1 10 . 55 , 5 ) 2 / 3 ( ) 2 , 2 / 9 , 1 ( ) 0016 , 0 ( 74 , 0 = − = E (kg/tấn)

Trong giai đoạn xây dựng cơ bản là 4 tháng. Số ô tô cần thiết để vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng ra vào công trường ước tính 5 chuyến/giờ. Giả sử công ty sử dụng xe tải có trọng lượng 10 tấn để vận chuyển.

Bảng 3.5. Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính

Loại xe CO (kg/1000km) SO2 (kg/1000km) NOx (kg/1000km)

Xe ô tô con & xe khách 7,72 2,05S 1,19

Xe tải động cơ Diesel > 3,5 tấn 28 20S 55

Xe tải động cơ Diesel < 3,5 tấn 1 1,16S 0,7

Mô tô & xe máy 16,7 0,57S 0,14

Trong đó: S - hàm lượng lưu huỳnh trong xăng, dầu (0,5%).

(Nguồn: GS. TSKH. Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2003).

Dựa trên hệ số ô nhiễm đối với các loại xe vận chuyển của một số chất ô nhiễm chính thể hiện ở bảng trên, chỉ tính tải lượng từ các phương tiện vận chuyển của nhà máy (bỏ qua tải lượng của các khí độc hại do các phương tiện giao thông khác cùng đi lại trên tuyến đường). Tải lượng của một số chất ô nhiễm chính như sau:

ECO = 5 x 28 = 140 kg/1000km.h = 0,04 mg/m.s;

ESO2 = 5 x 20 x 0,5% = 50 kg/1000km.h = 0,014 mg/m.s; ENox = 5 x 55 = 275 kg/1000km.h = 0,076 mg/m.s;

Bảng 3.6. Bảng tổng hợp ước tính tải lượng khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất do phương tiện vận chuyển

TT Loại khí Tải lượng ô nhiễm (mg/m.s)

1 CO 0,04

2 SO2 0,014

3 NOx 0,076

Nguồn gây ô nhiễm này phân bố rải rác và khó khống chế, chủ dự án sẽ chú trọng trong việc kiểm soát lượng phát sinh từ hoạt động trên và áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu lượng phát thải

Tác động từ hoạt động của các máy trộn bê tông

Trong quá trình xây dựng các công trình, ngoài việc dùng bê tông thương phẩm còn tiến hành đổ bê tông giằng tường, cột, đổ trần các công trình phụ trợ,…. Khối lượng bê tông cần đổ khoảng 800 m3. Thời gian cần thiết cho máy trộn đổ bê tông thủ công loại 1 m3 (1h đổ được 10 m3) là: 800/10 m3 = 80 h.

Theo định mức mỗi giờ máy trộn đổ bê tông tiêu thụ hết 3 lít dầu. Số lượng dầu cần thiết là: 80h x 3lít/h x 0,89 = 213 kg = 0,213 tấn.

Dựa vào công thức tính toán ở trên ta có thể tính được mức phát thải chất ô nhiễm vào không khí của máy trộn bê tông như sau:

Bảng 3.7. Lượng phát thải do máy trộn bê tông

Tên chất gây ô nhiễm Định mức phát thải

Kg/tấn nhiên liệu Tổng lượng phát thải (Kg) Bụi 0,94 0,2 CO 0,05 0,01 SO2 2,8 0,6 NO2 12,3 2,62 VOC 0,24 0,05

Từ bảng kết quả trên cho thấy hàm lượng bụi và khí phát thải vào không khí rất nhỏ. Phạm vi khu vực dự án lớn, xa khu dân cư cho nên ít ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người lao động trong công trường và người dân xung quanh khu vực.

Các nguồn phát sinh khí thải độc hại khác

+ Bụi phát sinh trong quá trình hàn: chủ yếu là bụi kim loại, đặc điểm của loại bụi này là có tỷ khối cao do thành phần chủ yếu là kim loại nên không có khả năng phát tán rộng. Tuy nhiên, bụi kim loại phát sinh từ quá trình hàn tuy có kích thước nhỏ nhưng thường có vận tốc cao và kèm theo nhiệt nên khi tiếp xúc với da có thể gây bỏng. Vì vậy, việc trang bị bảo hộ cho công nhân nhằm giảm thiểu khả năng tác động của bụi hàn là một trong những việc cần được chú ý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khí thải cũng được sinh ra từ các công đoạn hàn: Trong quá trình hàn các kết cấu thép, các loại hoá chất chứa trong que hàn khi cháy phát sinh ra khói có chứa các chất độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ công nhân lao động.

Bảng 3.8 . Thành phần bụi khói một số que hàn

Loại que hàn MnO2(%) SiO2(%) Fe2O3(%) Cr2O3(%)

Que hàn baza UONI 13/4S 1,1 – 8,8/4,2 7,03– 7,1/7,06 3,3– 62,2/47,2 0,002- 0,02/0,001 Que hàn Austent bazo 0,29-0,37/0,33 89,9-96,5/93,1

Nguồn: Ngô Lê Thông, công nghệ hàn điện nóng chảy( tập 1)

Ngoài ra, các loại hóa chất trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các chất độc hại có khả năng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe công

nhân lao động. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hàn điện nối các kết cấu phụ thuộc vào loại que hàn như sau:

Bảng 3.9. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn

Chất ô nhiễm Đường kính que hàn (mm)

2,5 3,25 4 5 6 Khói hàn (có chứa các chất ô nhiễm khác) (mg/1 que hàn) 285 508 706 1.100 1.578 CO(mg/1 que hàn) 10 15 25 35 50 NOx(mg/1 que hàn) 12 20 30 45 70

Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, môi trường không khí, NXB khoa học kỹ thuật, 2004

Tổng diện tích sàn xây dựng của Nhà máy khoảng 2.872 m2, với lượng que hàn cần dùng trung bình là 0,45 kg/ m2 sàn tương đương với dự án cần sử dụng 1.292 kg que hàn. Giả thiết sử dụng que hàn đường kính trung bình 4 mm và 25 que/kg thì lượng que hàn cần sử dụng là 32.310 que hàn. Tải lượng các chất khí độc hại phát sinh từ công đoạn hàn khi thi công xây dựng như sau:

- Khói hàn : 220 g/ngày - CO : 7,7 g/ngày

- NOx : 9,3 g/ngày

Khí thải từ công đoạn hàn không cao so với ô nhiễm từ các nguồn khác, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những công nhân hàn. Với các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân phù hợp, người hàn khi tiếp xúc với các loại khí độc hại sẽ tránh được những tác động xấu đến sức khỏe.

* Mức độ ảnh hưởng

Bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng sẽ gây ra ô nhiễm không khí tại khu vực công trường thi công và khu vực lân cận mặt bằng dự án. Đặc biệt vào những ngày trời nắng gắt, mức độ ô nhiễm bụi có thể gấp 5-10 lần tiêu chuẩn cho phép (QCVN 05:2009/BTNMT, trung bình 1 giờ: 300 µg/m3).

Hầu hết, bụi phát sinh từ các hoạt động này đều là bụi có khả năng dễ lắng do đó khoảng cách phát tán không rộng. Phạm vi chịu ô nhiễm bụi do các hoạt động này không lớn và có thể kiểm soát được.

Ô nhiễm không khí cũng có thể xảy ra do khí thải từ các máy móc, thiết bị xây dựng và xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng. Khí thải từ các thiết bị, máy móc, xe

tải có chứa nhiều chất ô nhiễm như SO2, NOX,CO, bụi, VOC,…Mức độ gây ô nhiễm không khí trong khu vực thi công và dọc theo các tuyến đường vận chuyển sẽ tăng lên. Tuy nhiên, giá trị các thông số ô nhiễm được đánh giá là thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép QCVN 05:2009/BTNMT (ngoại trừ bụi lơ lửng) do lượng máy móc thiết bị xây dựng, phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng không nhiều.

Các loại khí này thường khi thâm nhập tầng bình lưu là các tác nhân gây nên khói quang hoá, phá huỷ tầng ôzôn, góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính. Ở tầng đối lưu các loại khí này có khả năng kết hợp với hơi nước tạo ra các hạt mù axit, hoặc hoà tan vào nước mưa làm giảm độ pH của nước xuống tới 5,5. Khi rơi xuống mặt đất sẽ làm gia tăng khả năng hoà tan các kim loại nặng trong đất, làm chai đất, phá huỷ rễ cây, hạn chế khả năng đâm chồi, giảm năng suất cây trồng. Đối với con người các khí này có khả năng gây kích ứng niêm mạc phổi ở nồng độ thấp, ở nồng độ cao và lâu dài, chúng có thể gây loét phế quản, giảm khả năng hấp thụ ôxy của các phế nang, tác động không tốt đến hệ tim mạch, gây suy nhược cơ thể.

Một phần của tài liệu Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành (Trang 29 - 35)