Giảm thiểu tác động từ nước thả

Một phần của tài liệu Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành (Trang 73 - 75)

- Tạo hàng rào che chắn bụi tại công trường xây dựng;

4.2.4.Giảm thiểu tác động từ nước thả

* Đường thu gom và thoát nước:

Trên toàn bộ mặt bằng triển khai thực hiện dự án sẽ xây dựng hệ thống đường ống thoát nước mặt và hệ thống đường ống thoát nước thải riêng biệt. Hệ thống đường ống thoát nước thải của Công ty được nối với đường ống thoát nước thải của KCN. Hệ thống đường ống thoát nước mặt được nối với hệ thống đường ống thoát nước mặt của KCN.

* Đối với nước mưa:

Do kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp tương đối tốt, cốt nền của khu công

nghiệp cao hơn so với xung quanh nên có thể thoát nước tốt. Nhà xưởng của dự án có hệ thống thoát nước mưa trên mái và chảy vào tuyến cống ngầm. Kết cấu mái che kín không thấm dột, các loại nguyên liệu, vật tư được để trong các kho có mái kín nên không thể lẫn vào với nước mưa.

- Lắp đặt các song chắn rác, song chắn rác thường làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào của kênh dẫn sẽ giữ lại các tạp chất thô như giẻ, rác, bao nilon, và các vật thải khác được giữ lại để tránh tắc cống.

- Bố trí các hố ga trên đường cống thoát nước để các chất bẩn lắng đọng lại. - Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống thoát nước. Kiểm tra phát hiện hỏng hóc, mất mát để có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời.

- Thực hiện tốt các công tác vệ sinh công cộng để giảm bớt nồng độ các chất trong nước mưa.

* Đối với nước thải sinh hoạt thông thường:

Nhà vệ sinh của cán bộ công nhân viên được nhà máy xây dựng 2 khu vệ sinh (vị trí được thể hiện trong bản đồ tổng mặt bằng được đính kèm phần phụ lục) có diện tích 36 m2.

Toàn bộ các chất thải từ nhà vệ sinh được chứa vào bể phốt đơn. Tại đây, một

phần chất thải bị phân hủy, hòa tan vào trong nước. Quá trình phân hủy các chất thải cũng được thực hiện một phần tại đây.

Trong bể phốt (bể tự hoại) chung của nhà máy, nước thải sẽ bị các vi sinh vật lên men yếm khí phân hủy theo các giai đoạn: thủy phân và axit hóa, metan hóa. Bể

được thiết kế sao cho nước thải từ bể trước chảy sang bể sau sẽ đồng thời khuấy trộn lớp bùn hoạt tính chứa vi sinh vật yếm khí để quá trình xử lý nước thải đạt hiệu suất cao nhất. Sau khi đi qua các bể, nước thải được dần làm sạch. Hiệu quả xử lý của bể phốt nằm trong khoảng 60 – 70% BOD.

Ngoài ra, một số biện pháp sau đây sẽ được thực hiện:

- Định kỳ (6 tháng/lần) bổ xung chế phẩm vi sinh vào bể tự hoại để nâng cao hiệu quả làm sạch của công trình.

- Tránh không để rơi vãi dung môi hữu cơ, xăng dầu, xà phòng ... xuống bể tự hoại. Các chất này làm thay đổi môi trường sống của các vi sinh vật, do đó giảm hiệu quả xử lý của bể tự hoại.

Sơ đồ bể tự hoại chuyên dùng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp như mẫu sau:

Hình 6 . Sơ đồ mẫu bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt

Bể tự hoại có vai trò đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân huỷ yếm khí cặn lắng. Cặn lắng được lưu giữ trong bể từ 3 - 6 tháng, dưới tác động của vi sinh vật yếm khí các chất hữu cơ được phân huỷ thành khí CO2, CH4 và các chất vô cơ. Bùn lắng dưới đáy được sử dụng làm phân compost hoặc chuyển đến bãi chôn lấp.

Tổng thể tích bể tự hoại như sau: Wth = Wn + Wb

Thể tích phần nước: Wn = T1 x Qngđ

T1: thời gian lưu nước trong bể tự hoại, từ 1-3 ngày, chọn 2 ngày. Q: lưu lượng nước thải trung bình ngày đêm, Q = 10 m3/ngày Suy ra: Wn = 2 x 10 = 20 m3

Thể tích phần bùn: Wb = 1000 . . .NT2 C a Trong đó:

- a: Tiêu chuẩn cặn lắng cho một người trong một người trong một ngày, a = 0,4 – 0,5 lít/ngày đêm. Chọn a = 0,4.

- N: Số công nhân viên của nhà máy, N = 200 người

- T2: Thời gian tích luỹ cặn trong bể tự hoại (thời gian giữa hai lần hút cặn), T2 = 6 – 12 tháng, chọn T2 = 6 tháng (180 ngày).

- C: Hệ số tính đến 20 % cặn được giữ trong bể tự hoại đã bị nhiễm vi khuẩn khi hút cặn giúp cho quá trình lên men cặn tươi tiếp theo được nhanh chóng và dễ dàng hơn, C = 1,2.

Suy ra: Wb = (0,4 x 200 x 180 x 1,2)/1000 = 17 m3 Tổng thể tích bể tự hoại: W = Wn + Wb = 20 + 17 = 37 m3.

* Đối với nước thải nhà bếp

Cho nguồn nước thải này đi qua hệ thống song chắn rác để tách các loại rác thải nhà ăn như rau, củ, thực phẩm thừa, loại,... rồi đi qua hố ga. Nối hố ga với hệ thống cống dẫn nước thải chung bằng đường ống dẫn hình rích rắc để dầu mỡ nổi lên trên không cuốn theo nước thải vào trong cống dẫn nước thải chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Định kỳ hàng ngày hớt các váng dầu nổi lên trên để thu gom theo chất thải sinh hoạt. Rác thải bị ngăn lại trên song chắn rác được thu gom theo chất thải rắn sinh hoạt. Nước thải nhà ăn sau khi đã được tách dầu mỡ, rác sẽ được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải chung của khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành (Trang 73 - 75)