- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG DỰ ÁN
3.1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thả
3.1.2.1.Tiếng ồn
* Nguồn phát sinh
Tiếng ồn và độ rung phát sinh chủ yếu từ các phương tiện giao thông vận tải chuyên chở các nguyên vật liệu xây dựng, từ hoạt động của các máy móc thi công trên công trường,...
* Đối tượng bị tác động:
- Công nhân xây dựng, các dự án lân cận, người dân địa phương.
- Quy mô bị tác động: Khu vực công trường và các tuyến đường giao thông có xe chở nguyên vật liệu đi qua.
* Đánh giá tác động:
Tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cán bộ công nhân trên công trường thi công và hiệu quả thi công, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư quanh khu vực thi công. Mức ồn cao có thể gây ảnh hưởng đến thính giác của người lao động và gây ra sự mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến năng suất lao động. Tiếp xúc với tiếng ồn lâu dài có thể làm cho thính giác giảm sút và nặng hơn là gây điếc nghề nghiệp.
Tiếng ồn phát sinh do hoạt động của các phương tiện, máy móc thiết bị có thể đạt giá trị trung bình 75 - 80 dBA. Khu vực tiến hành dự án nằm trong khu công nghiệp, xung qunh là các nhà máy, cách xa khu dân cư lên khả năng tác động đến sức khoẻ của người dân là không đáng kể.
Tiếng ồn đo được được đánh giá theo tiêu chuẩn TCVN 5949-1998. Tiếng ồn chung tối đa hoặc tiếng ồn chung cho phép trong suốt ca lao động 8 giờ không được vượt quá 75 dBA, mức cực đại không được vượt quá 115 dBA. Nếu tổng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày không quá:
- 4 giờ, mức áp âm cho phép là: 90 dBA. - 2 giờ, mức áp âm cho phép là : 95 dBA. - 1 giờ, mức áp âm cho phép là : 100 dBA. - 30 phút, mức áp âm cho phép là : 105 dBA. - 15 phút, mức áp âm cho phép là : 110 dBA. Và mức cực đại không được vượt quá 115 dBA.
Thời gian làm việc còn lại trong ngày chỉ được tiếp xúc với tiếng ồn dưới 75 dBA. Như vậy, mức áp âm tại khu vực dự án trong quá trình triển khai xây dựng các hạng mục công trình sẽ rất lớn và có khả năng lớn hơn các giới hạn cho phép. Mức áp âm cực đại cũng có thể vượt quá 115 dBA nếu các thiết bị và phương tiện làm việc không đảm bảo các thông số kỹ thuật nhằm giảm thiểu tiếng ồn.
3.1.2.2. Độ rung
Rung động trong quá trình thi công chủ yếu là sự hoạt động của các loại máy móc thi công như khoan cọc nhồi, vận chuyển nguyên vật liệu. Theo số liệu đo đạc thống kê, mức rung của các thiết bị thi công trong bảng sau:
Bảng 3 .10. Giới hạn ồn của các thiết bị xây dựng công trình
TT Thiết bị thi công
Mức rung tham khảo, dBA (mức rung theo phương thẳng đứng z)
Nguồn rung cách 10m Nguồn rung cách 30m
01 Máy đào/máy xúc 80 71
02 Xe ủi đất 79 69
03 Phương tiện vận tải 74 64
(Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới - WHO 1993)
Qua các số liệu trong bảng cho thấy mức rung của các máy móc và thiết bị thi công nằm trong khoảng từ 74 - 80dBA đối với các vị trí cách xa 10m so với nguồn rung động. Đối với các vị trí cách nguồn 30m thì mức rung hầu hết đều nhỏ hơn
75dBA (nằm trong giới hạn cho phép của TCVN 6962: 2001 về Rung động và chấn động - Rung động do các hoạt động thi công và sản xuất công nghiệp).