Chất thải rắn

Một phần của tài liệu Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành (Trang 28 - 29)

- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG DỰ ÁN

3.1.1.2. Chất thải rắn

* Nguồn phát sinh chất thải rắn

Các nguồn phát sinh chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng bao gồm: - Chất thải rắn sinh hoạt;

- Chất thải xây dựng;

* Thành phần và tải lượng

- Chất thải rắn sinh hoạt từ lán trại của công nhân: bao gồm các chất thải hữu cơ (chiếm 50% tổng khối lượng) và các chất thải vô cơ. Thành phần chính bao gồm thực phẩm, thức ăn thừa, nhựa.,…Với số lượng 30 công nhân hoạt động xây dựng, lượng chất thải sinh hoạt vào khoảng 15 kg (một công nhân thải ra khoảng 0,5 kg rác mỗi ngày ).

- Chất thải xây dựng như: bê tông, gạch đá, cát, thép vụn, vỏ bao xi măng,… đây là loại chất thải trơ, không độc hại, lượng phát sinh chất thải này tương đối lớn, khoảng 600 kg/tháng. Lượng chất thải trên chỉ phát sinh trong thời gian xây dựng, do thời gian xây dựng ngắn (khoảng 4 tháng) nên tác động của nguồn thải này mang tính tạm thời.

Bảng 3.4. Khối lượng chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng

STT Tên chất thải Khối lượng (kg/tháng)

1 Chất thải rắn sinh hoạt 450

* Mức độ tác động

- Chất thải rắn sinh hoạt của các công nhân xây dựng tại khu vực thi công vào khoảng 15 kg/ngày (0,5 kg/người/ngày). Với thành phần gồm các chất hữu cơ, giấy vụn các loại, nylon, nhựa,… khi thải vào môi trường các chất thải này sẽ phân hủy hoặc không phân hủy sẽ làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm làm ô nhiễm môi trường nước, gây hại cho hệ vi sinh vật đất, tạo điều kiện cho ruồi, muỗi phát triển và lây lan dịch bệnh.

- Chất thải rắn trong xây dựng là các chất khó phân hủy làm thay đổi tính chất hoá lý của đất và có thể tận dụng, thu gom trong quá trình xây dựng tùy theo từng chủng loại.

Một phần của tài liệu Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w