Qúa trình chiết Bia vào cha

Một phần của tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Trang 66 - 68)

IV. Quá trình hoàn thiện sản phẩm

5.Qúa trình chiết Bia vào cha

Chai đựng bia được thổi từ các loại thủy tinh chất lượng cao có màu cà phê hoặc xanh nhạt. Theo một số kết luận thì các tia bức xạ của mặt trời có thể gây cho Bia vị lạ, nguyên nhân là tạo ra cacbon oxit CO và các hợp chất chứa nhóm sunfohydrin. Thủy tinh màu nâu, màu cà phê hoặc xanh nhạt có khả năng hấp thụ các tia này. Ngoài ra, người ta cũng chứng minh được rằng, Bia đựng trong các loại chai thủy tinh màu, độ trong của nó giữ được lâu hơn các chai thủy tinh màu trắng. Vì vậy, trong công nghệ sản xuất bia không bao giờ dùng chai thủy tinh trắng.

Thành của chai phải nhẵn và phẳng, độ dày của vỏ phải đồng đều, không được phép có các vết của bọt khí. Đáy của chai phải bằng hoặc hơi lõm. Yêu cầu quan trọng đối với chai bia là phải chịu được áp suất cao, cực đại là 10kg/cm2 ở nhiệt độ 100oC.

Chai dùng để chiết bia có thể tích rất khác nhau thông thường là 330ml, 450ml. Một yêu cầu đặc biệt quan trọng là độ cao và hình dạng của chai.

Chai trước khi mang đi chiết bia phải được rửa sạch, vô trùng.

5.2 Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy chiết Bia đẳng áp.

5.2.1 Cấu tạo của máy chiết bia

Cấu tạo của máy chiết Bia gồm các bộ phận sau: - Khoang chứa bia

- Van chiết

- Pittong nâng chai - Khí nén

- Van bảo hiểm - Xi lanh voic chiết

- Phao có van không khí để điều chỉnh áp suất - Và một số bộ phận khác tiên cho quá trinh vận hành va thao tác

Máy chiết chai được chế tạo và làm việc theo nguyên tắc đẳng áp, giống như máy chiết Bock. Điểm khác ở đây là máy hoạt động hoàn toàn tự động và trong quá trình chiết thì cả thùng chứa Bia ở phía trên thực hiện chuyển động, xoay quanh trục của nó.

Bộ phận quan trọng nhất của máy chiết chai là vòi chiết, với cấu tạo gồm 2 phần chính: Xilanh phía ngoài và pittong phía trong. Phần xillanh được kết thúc ở phía dưới bằng một miệng loe hình loa kèn, bằng cao su, khi chai đẩy lên thì núm cao su sẽ ôm chặt lấy cổ chai. Pittong là một ống rỗng, dài, phía cuối được kết thúc bằng một Supap – pittong chuyển động dọc theo xilanh được là nhờ lực nén không khí. Khi dừng nén khí, nhờ có bộ phận lò xo kháng lực, nó sẽ trở về vị trí ban đầu. Lúc máy ở trạng thái nghỉ, pittong nằm khuất trong xilanh không nhìn thấy được. Khi máy làm việc, pittong được đẩy xuống, cắm vào chai. Ở trong pittong có 3 đường liên thông độc lập nhau: từ khoảng không trên bề mặt của bia ở thùng chứa xuống chai tạo áp suất đối kháng; đường liên thông theo chiều ngược lại để không khí từ chai thoát lên khi bia chảy vào; đường liên thống giữa bia và chai.

Chai chạy trên băng tải xích đến trước máy chiết thì được một bánh xe hình sao gạt từng chiếc một vào máy và rơi đúng vào đĩa của pittong 3. Trong quá trình chuyển động quay, pittong đẩy chai lên đúng tầm và bị đầu cao su 9 ngoạm chặt. Lúc này chai vẫn tiếp tục quay, và khi quay hết gần một vòng quanh máy chiết thì quá trình rớt bia vào chai cũng kết thúc.

Nằm sát bên máy chiết chai là máy dập nút.

Một phần của tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Trang 66 - 68)