Quá trình rót bia vào thùng Bock

Một phần của tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Trang 63 - 64)

IV. Quá trình hoàn thiện sản phẩm

3.Quá trình rót bia vào thùng Bock

3.1 Mục đích và yêu cầu của quá trinh chiết

Thùng Bock là dụng cụ để chứa bia thành phẩm, có hình tang trống, với dung tích 25 l, 50 l, 100 l, và 200 lit, được chế tạo bằng gỗ hoặc kim loại. Mục đích của việc đóng bia vào thùng Bock là để vận chuyển đến các cơ sở tiêu thụ ngay trong ngày. Như vậy về nguyên tắc thì Bia chiết Bock, trước đó không cần phải bổ sung CO2 .

Trong quá trình rót bia vào thùng Bock, cần đảm bảo 3 yêu cầu: - Rót đầy thể tích thùng Bock

- Không sủi bọt - Hao phí bia ít nhất

Để đảm bảo 3 yêu cầu trên việc chiết bia vào thùng Bock phải thực hiện trên nguyên tắc đẳng áp, nghĩa là áp suất đối kháng ở trong Bock phải bằng áp suất bề mặt trong thùng chứa bia.

3.2 Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy chiết Bock

3.2.1 Cấu tạo của máy chiết Bock ( Kèm theo hình vẽ) 3.2.2 Nguyên tắc hoạt động

Nguyên tắc hoạt động của máy chiết đẳng áp như sau: Dưới áp lực đẩy của không khí ở thùng chứa không khí vô trùng 5, pittong 1 hạ xuống và cắm vào thùng Bock, còn phần côn của đầu chiết thì bịt chặt miệng Bock. Mở van ống dẫn 7 để liên thông giữa Bock và khoảng không trên bề mặt của Bia trong thùng chứa 9 - áp suất 2 bên bằng nhau. Mở van trên ống dẫn bia 8 để chảy vào Bock. Bia vào thì không khí ở trong Bock bị đẩy lên thùng chứa

áp suất đối kháng trong thùng Bock luôn luôn cân bằng với áp lực trên bề mặt của Bia; và ở điều kiện như vậy, Bia sẽ chiết đầy Bock mà không bị trào bọt. Khi Bock đầy thì đóng van Bia, xả khí ở thùng chứa không khí vô trùng 5, nhờ hệ thống lò xo, pittong 1 sẽ bị đẩy về vị trí ban đầu. Đứng trên bập bênh 3, Bock sẽ lăn ra khỏi vị trí chiết.

Một phần của tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Trang 63 - 64)