Khuyến khích thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các

Một phần của tài liệu : Định hướng và giải pháp phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2015 (Trang 87 - 90)

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DNN&V Ở PHÚ THỌ

2.2. Khuyến khích thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các

Hiệp hội DNN&V ở Phú Thọ.

Qua phân tích trong Chương 2, trong thời gian vừa qua, các DNN&V Phú Thọ đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2007, ở Phú Thọ mới bắt đầu thành lập Hiệp hội DNN&V, đây là tổ chức duy nhất đại diện cho các DNN&V. Hiệp hội này mới ra mắt và hoạt động từ đầu năm 2008. Ngoài ra chưa có một tổ chức, hiệp hội, hay câu lạc bộ riêng của DNN&V của tỉnh. Các DNN&V thời gian qua hoạt động chủ yếu mang tính tự phát, thiếu định hướng, cạnh tranh lẫn nhau, không có khả năng liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Do đó để tiếp tục phát triển DNN&V, Phú Thọ khuyến khích thành lập các hiệp hội, các câu lạc bộ của riêng các DNN&V tỉnh, khuyến khích xây dựng cơ chế họat động hợp lý và hiệu quả cho các Hiệp hội và các tổ chức của DNN&V. Cụ thể:

Nhiều địa phương như Hà Nội, Hồ Chí Minh đã thành lập ra trung tâm này và có những hỗ trợ thiết thực cho họat động của các DNN&V địa phương.Chức năng của trung tâm xúc tiến DNN&V là: Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ kế hoạch và đầu tư về xúc tiến phát triển DNN&V; Tổng hợp chương trình trợ giúp DNN&V; Thực hiện điều phối, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các chương trình trợ giúp sau khi được duyệt. Định kỳ 6 tháng 1 lần, tổng hợp báo cáo tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp về phát triển DNN&V và các vấn đề cần giải quyết. Phối hợp với các ngành, bộ tổ chức liên quan thực hiện xúc tiến, phát triển DNN&V theo quy định.

Thứ hai, thành lập các tổ chức trợ giúp cho các DNN&V Phú Thọ

Nhà nước và tỉnh đã và đang có nhiều sự quan tâm đối với việc phát triển DNN&V và đã có các giải pháp, các chính sách đồng bộ cho phát triển DNN&V. Tuy nhiên, như đã phân tích trong Chương 2, nhiều chính sách vẫn chưa hiệu quả hoặc chưa kịp thời với sự phát triển của DNN&V. Điều này đã hạn chế sự phát triển DNN&V Phú Thọ, chưa phát huy được những thế mạnh vốn có của các doanh nghiệp này. Các giải pháp, các chính sách hỗ trợ mà Chính phủ và tỉnh đưa ra nhằm khắc phục tình trạng thiếu vốn, thiếu thông tin, thiếu phương hướng sản xuất kinh doanh, thiếu mặt bằng sản xuất ... cho các DNN&V. Nhưng các chính sách này đến với từng đối tượng doanh nghiệp chủ yếu thông qua họat động của các câu lạc bộ, các hiệp hội của DNN&V. Phú Thọ cần khuyến khích thành lập thêm các Hiệp hội và các tổ chức của DNN&V, đồng thời tìm ra cơ chế họat động phù hợp cho các hiệp hội và tổ chức này.

Thông qua các hiệp hội và các tổ chức của DNN&V, các doanh nghiệp này sẽ cùng nhau hội thảo, diễn đàn, trao đổi học hỏi kinh nghiệm... mục đích

nhằm khắc phục tình trạng: Thiếu thông tin, khó khăn về vốn, về cạnh tranh. Trên thực tế của một số địa phương, có nhiều hiệp hội, hội, đoàn thể khác nhau đã hỗ trợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp thành viên như: Hiệp hội các nhà thầu, Hội nông dân, hội của những người làm công tác xuất khẩu... Việc thành lập các hiệp hội, hội, các câu lạc bộ của DNN&V, nâng cao hiệu quả họat động của các tổ chức này là một đòi hỏi khách quan. Việc tổ chức hiệp hội này phải trên cơ sở các đòi hỏi khách quan đó và việc tham gia các tổ chức này phải mang tính tự nguyện đối với các DNN&V. Các Hiệp hội phải có hình thức họat động hiệu quả và các DNN&V phải có được lợi ích khi tham gia. Phú Thọ cần phải học hỏi các mô hình tổ chức hiệp hội ở các tỉnh như Hà Nội, tỉnh Hồ Chí Minh kết hợp với kinh nghiệm của các nước trong khu vực, để vận dụng thích hợp với điều kiện của tỉnh. Để thực hiện được điều này, tỉnh cần thực hiện các công việc cụ thể:

- Thành lập thêm các tổ chức trợ giúp DNN&V của từng ngành hoặc từng lĩnh vực, từng sản phẩm nhằm thực hiện các chương trình trợ giúp cụ thể và có hiệu quả hơn.

- Các hiệp hội, câu lạc bộ DNN&V Phú Thọ phải triển khai được các họat động ở nước ngoài nhằm trợ giúp một cách thiết thực và trực tiếp cho các DNN&V của tỉnh. Bởi vì như đã phân tích ở chương 2, các DNN&V Phú Thọ với tiềm lực vốn yếu, năng lực quản lý hạn chế khó có khả năng tự tìm kiếm và mở rộng thị trường, khó khăn trong việc tìm kiếm công nghệ thích hợp để thực hiện chuyển giao công nghệ.

- Thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ thông tin về mọi mặt cho các DNN&V tỉnh, là đầu mối cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp này, thực hiện giải đáp các câu hỏi và tư vấn cho việc giúp đỡ các DNN&V.

- Thành lập quỹ khởi tạo doanh nghiệp. Nguồn của quỹ này được hình thành từ nguồn vốn quyên góp từ các tổ chức, các doanh nghiệp, các cá nhân và một

phần từ ngân sách của tỉnh. Quỹ này sẽ thúc đẩy phát triển DNN&V về số lượng, dùng quỹ này để thực hiện ưu đãi về lãi suất cho các DNN&V mới thành lập của tỉnh.

- Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng DNN&V Phú Thọ với nguồn được hình thành từ một phần vốn trích từ ngân sách tỉnh, vốn góp của các doanh nghiệp, của các ngân hàng và vốn của quỹ bảo lãnh tín dụng Trung ương. Quỹ này dùng để bảo lãnh cho các DNN&V của tỉnh trong trường hợp không có đủ tài sản thế chấp để vay vốn của các tổ chức tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Tóm lại việc thành lập Trung tâm xúc tiến, hỗ trợ DNN&V Phú Thọ và các tổ chức hỗ trợ khác phải thực hiện được các mục tiêu:

+ Đẩy mạnh phát triển DNN&V về số lượng và chất lượng

+ Tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường họat động.

+ Cải thiện tình hình khó khăn về thông tin thị trường, thông tin chính sách. + Cải thiện tình trạng khó khăn về vốn kinh doanh.

+ Nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu : Định hướng và giải pháp phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2015 (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w