2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DNN&V Ở PHÚ THỌ
2.5.2. Biện pháp đổi mới công tác quản lý trong DNN&V:
Như chương 2 đã phân tích, các DNN&V Phú Thọ, đặc biệt là các DNTN, Công ty TNHH chủ yếu tổ chức theo mô hình gia đình trong đó coi các thành viên của doanh nghiệp như là các thành viên của gia đình mình, quyền lợi của họ phải được đặt lên trên. Tuy nhiên, mô hình này lại không tạo được sự bình đẳng giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Để khắc phục hạn chế này, trong DNN&V cần phải xây dựng các nội quy, quy định chung áp dụng cho mọi thành viên trong doanh nghiệp. Điều này cũng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của các DNN&V.
Về đội ngũ cán bộ quản lý DNN&V: các DNN&V Phú Thọ phải nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp trong quá trình phát triển của mình. Doanh nghiệp có cạnh tranh được
hay không, có nhanh nhạy trong việc lựa chọn và chuyển giao công nghệ hay không ... là dựa vào năng lực quản lý của cán bộ quản lý doanh nghiệp. Do vậy, các DNN&V và các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn phải có kế hoạch đào tạo và cho đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho các chủ doanh nghiệp, các cán bộ quản lý doanh nghiệp trên địa bàn… bổ sung các kiến thức thông qua các lớp bồi dưỡng, tìm hiểu thực tế, tiếp cận các thông tin…
Về chất lượng của người lao động: Các doanh nghiệp này phải có chiến lược và kế hoạch đào tạo và sử dụng người lao động một cách hợp lý. Đứng trên giác độ quản lý Nhà nước, các cơ quan Nhà nước và các Hiệp hội DNN&V Phú Thọ phải trợ giúp cho các DNN&V trong việc tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại đối với người lao động trong các DNN&V để nâng cao hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp.
Về xây dựng chiến lược cho các DNN&V: Các DNN&V Phú Thọ có phát triển được hay không phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng chiến lược của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trình độ xây dựng chiến lược và kế hoạch của các DNN&V Phú Thọ còn thấp. Các họat động SXKD của các DNN&V Phú Thọ chưa có định hướng cụ thể, họat động mang nhiều tính tự phát và chộp giật. Điều này là do chất lượng công tác chiến lược của các doanh nghiệp này. Các cơ quan quản lý Nhà nước và các Hiệp hội DNN&V của tỉnh cần tập trung nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược cho các doanh nghiệp. Có những định hướng cho các doanh nghiệp này trong việc xây dựng chiến lược SXKD của mình.
KẾT LUẬN
Từ khi luật Doanh nghiệp ra đời, khu vực DNN&V cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động DNN&V gặp phải không ít những khó khăn về vốn, nguồn nhân lực, sức cạnh tranh,…Do vậy, để thúc đẩy các DNN&V trên địa bàn phát triển cần tập trung vào một số giải pháp:
- Đổi mới quản lý Nhà nước đối với DNN&V Phú Thọ.
- Khuyến khích thành lập và nâng cao hiệu quả của các Hiệp hội DNN&V ở Phú Thọ.
- Hoàn thiện các chính sách vĩ mô đối với các DNN&V.
- Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp lớn và các DNN&V trên địa bàn tỉnh.
- Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNN&V.
Các giải pháp nêu trên nếu được thực thi sẽ tạo điều kiện để các DNN&V ngày càng phát triển và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước cũng như của tỉnh Phú Thọ.
Tuy đã cố gắng hết sức để hoàn thành luận văn nhưng do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên bài viết của Em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của Cô giáo để bài viết của Em được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí Kinh tế và phát triển số 129 ( 3/2008) số 136 ( 10/2008) 2. Tạp chí Kinh tế và dự báo số 418( 2/ 2008)
số 442( 1/2009) 3. Tạp chí tài chính doanh nghiệp số 11/2008
số 1/2009
4. Đổi mới cơ chế quản lý DNN&V trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam NXB Chính trị quốc gia
5. Các DNN&V của Việt Nam trong điều kiện hội nhập Kinh tế quốc tế NXB Chính trị quốc gia 2006( Tác giả: Lê Xuân Bá)
6. Giải pháp phát triển DNN&V ở Việt Nam – NXB Chính trị quốc gia 2002 ( GS.TS Nguyễn Đình Hương)
7. Báo cáo thường niên DNN&V Việt Nam 2008 ( Cục phát triển DNN&V - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
8. Các Đề tài nghiên cứu trên các diễn đàn ( internet) về phát triển DNN&V. 9. Các số liệu về DNN&V của Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ; Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ. 10. Các trang web: http://www.vcci.com.vn http://www.moi.gov.vn http://www.asa.com.vn http://www.business.gov.vn http://www. phutho .gov.vn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DNN&V : Doanh nghiệp nhỏ và vừa KT - XH : Kinh tế - xã hội
CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá SXKD : Sản xuất kinh doanh
KCN : Khu công nghiệp CCN : Cụm công nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân NQD : Ngoài quốc doanh TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
CP : Cổ phần
ĐKKD : Đăng ký kinh doanh
DN : Doanh nghiệp
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Grooss Domestic Procduct)
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(The Association of South East Asian Nations) IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) WTO : Tổ chức thương mại thế giới (World Trade
Organization)
WB : Ngân hàng thế giới( World Bank)
HTX : Hợp tác xã
GTGT : Giá trị gia tăng
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp NLN : Nông - lâm nghiệp
CN – XD : Công nghiệp – Xây dựng
DV : Dịch vụ
TM : Thương mại
TB : Trung bình
UBND : Uỷ ban nhân dân
NĐ : Nghị định
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...
MỞ ĐẦU...1
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA DNN&V:...3
1.1. Khái niệm DNN&V:...3
1.2. Đặc điểm của DNN&V:...4
1.2.1. Về vốn kinh doanh: ...5
1.2.2. Về tổ chức quản lý doanh nghiệp và người lao động:...6
1.2.3. Về công nghệ: ...7
1.2.4. Về lĩnh vực hoạt động:...8
1.2.5. Về địa bàn hoạt động: ...8
2. VAI TRÒ CỦA DNN&V VỚI PHÁT TRIỂN KT – XH Ở VIỆT NAM. ...10
2.2. Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế...11
2.3. Đóng góp vào ngân sách nhà nước...12
2.4. DNN&V góp phần giải quyết việc làm, giảm áp lực về thất nghiệp. ...13
2.5. DNN&V làm đối tác liên kết làm tăng sức mạnh của các doanh nghiệp lớn:...13
3. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DNN&V: ...14
3.1. Ưu, nhược điểm của DNN&V:...14
3.1.1. Ưu điểm:...14
3.1.2. Hạn chế, tồn tại:...15
3.2. Các nhân tố tác động đến DNN&V:...16
3.2.1. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới...16
4.1. Sự phát triển về số lượng các DNN&V ở Việt Nam...20
4.2. Sự phát triển của DNN&V phân theo nguồn vốn, lao động và ngành nghề kinh doanh...22
5. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DNN&V Ở MỘT SỐ TỈNH...27
5.1. Chính sách phát triển DNN&V ở tỉnh Đồng Nai:...27
5.2. Chính sách phát triển DNN&V của tỉnh Bình Dương...30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNN&V TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001- 2008...32
1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ THỌ:...32
1.1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý...32
1.1.1. Vị trí địa lý:...32
1.2.2. Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:...35
1.2.3. Về chuyển dịch cơ cấu lao động:...36
1.2.4. Về đầu tư phát triển: ...37
2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNN&V Ở TỈNH PHÚ THỌ:...39
2.1. Quá trình hình thành và sự phát triển về số lượng của các DNN&V. ...39
2.2. Tình hình giải thể, phá sản và chuyển đổi hình thức sở hữu của các DNN&V Phú Thọ trong giai đoạn 2001 – 2008:...41
2.3. Sự phát triển DNN&V theo loại hình doanh nghiệp...42
2.4.2. Vốn TB của các DNN&V:...46
2.4.3. Về cơ cấu vốn...48
2.5. Thực trạng về nguồn nhân lực của các DNN&V...48
2.5.1. Số lượng lao động trong các DNN&V...48
2.5.2. Chất lượng nguồn nhân lực:...49
2.6. Sự phát triển DNN&V theo cơ cấu ngành...50
3. THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DNN&V:...54
3.1. Thực trạng về môi trường kinh doanh:...54
3.1.1. Môi trường hành chính, pháp lý...54
3.1.2. Thực trạng môi trường kinh tế...56
3.1.3. Thực trạng các chính sách vĩ mô đối với DNN&V Phú Thọ...57
3.1.4. Thực trạng về môi trường công nghệ...60
3.2. Thực trạng về hoạt động của thị trường...61
4. ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN DNN&V Ở TỈNH PHÚ THỌ...63
4.1. Đóng góp của DNN&V với sự phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Phú Thọ...63
4.1.1. Đóng góp về mặt kinh tế...63
4.1.2. Đóng góp về mặt xã hội...65
4.2. Một số tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển DNN&V...65
4.2.1. Một số tồn tại, hạn chế:...65
4.2.2. Một số nguyên nhân chủ yếu:...68
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DNN&V TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN ...71
2009 - 2015...71
1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DNN&V Ở TỈNH PHÚ THỌ:...71
1.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DNN&V CỦA TỈNH: ...71
1.1.1. DNN&V có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển KT – XH của tỉnh Phú Thọ...71
1.1.2. Tỉnh sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các DNN&V hoạt động...72
1.1.3. DNN&V được ưu tiên phát triển trong các ngành mà tỉnh có lợi thế...75
1.1.4. DNN&V được khuyến khích phát triển trong những ngành và lĩnh vực khai thác được lợi thế của DNN&V...75
1.2. Định hướng phát triển DNN&V giai đoạn 2009 – 2015...76
1.2.1. Định hướng về quy mô và số lượng DNN&V...76
1.2.2. Định hướng theo cơ cấu ngành kinh tế...78
1.2.3. Định hướng phát triển theo lãnh thổ...81
1.2.4. Định hướng theo loại hình doanh nghiệp:...82
1.2.5. Định hướng về phát triển nguồn lực...84
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DNN&V Ở PHÚ THỌ.. 85
2.1. Đổi mới quản lý Nhà nước đối với DNN&V Phú Thọ...85
2.2. Khuyến khích thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội DNN&V ở Phú Thọ...87
2.3. Hoàn thiện các chính sách vĩ mô đối với các DNN&V Phú Thọ....90
2.3.1. Chính sách về khuyến khích thành lập các DNN&V...90 2.3.2. Chính sách ưu đãi về vốn và tín dụng...91 2.3.3. Chính sách đất đai...92 2.3.4. Chính sách khuyến khích cạnh tranh...92 2.3.5. Chính sách hỗ trợ về công nghệ...93 2.3.6. Chính sách phát triển nhân lực...94
2.4. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp lớn và DNN&V trên địa bàn tỉnh...95
2.5. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNN&V Phú Thọ...97
2.5.1. Biện pháp khai thác và mở rộng thị trường...98
2.5.2. Biện pháp đổi mới công tác quản lý trong DNN&V:...101
KẾT LUẬN...103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...104
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...105