KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DNN&V Ở MỘT SỐ TỈNH

Một phần của tài liệu : Định hướng và giải pháp phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2015 (Trang 27)

5.1. Chính sách phát triển DNN&V ở tỉnh Đồng Nai:

Trong những năm qua, nhờ có chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển DNN&V của nhà nước ban hành, nhất là sau khi luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ năm 2000, số lượng các DNN&V ở nước ta nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng đã phát triển rất nhanh. Phần lớn các doanh nghiệp khu vực kinh tế dân doanh tỉnh Đồng Nai được thành lập trong thời gian qua là các DNN&V. Theo số liệu của Cục Thống kê Đồng Nai, đến cuối năm 2005, Tỉnh Đồng Nai có 8.739 doanh nghiệp công nghiệp dân doanh, tăng 18% so với năm 2000; trong đó có 9 hợp HTX, tăng 3 HTX so với năm 2000; 350 Công ty TNHH và Công ty CP, tăng 4,5 lần so với năm 2000; và 8.100 hộ kinh doanh cá thể, tăng 15% so với năm 2000.

Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực công nghiệp dân doanh toàn tỉnh đạt trên 5.894 tỷ đồng, tăng 123,9 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân thực hiện được 950 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18,1%, tăng 10,2% so với cùng kỳ.HTX có giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện được hơn 18 tỷ đồng, tăng 0,8% so cùng kỳ. Các hộ sản xuất cá thể thực hiện được 769 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,6%, tăng 51,9% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp hỗn hợp (Công ty CP) còn lại có giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện được 4.155 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 70,8%, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, khu vực công nghiệp dân doanh là khu vực có mức tăng trưởng cao nhất so với các khu vực khác trong ngành công nghiệp trên địa bàn.

Để đạt được những thành quả như trên, trong thời gian qua tỉnh Đồng Nai đã có nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ cho các DNN&V của tỉnh, và đây cũng là kinh nghiệm cho việc phát triển DNN&V ở Phú Thọ.

Các biện pháp nhằm phát triển DNN&V của tỉnh Đồng Nai được thể hiện ở các nội dung sau:

Thành lập các trung tâm hỗ trợ DNN&V:

Nhận thức được vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tỉnh Đồng Nai đã tích cực triển khai chính sách hỗ trợ phát triển DNN&V của Chính phủ. Tại Đồng Nai hiện đã thành lập 2 Trung tâm thực hiện hỗ trợ DNN&V đó là Trung tâm hỗ trợ phát triển DNN&V Đồng Nai (SMEDAC) và Trung tâm khuyến công Đồng Nai.

Các trung tâm này có chức năng tư vấn hỗ trợ nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DNN&V.

- Tư vấn cho doanh nghiệp tìm hiểu, giải thích về các chính sách, pháp luật, các văn bản pháp luật về thuế, … có liên quan đến doanh nghiệp.

- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như:

+ Lập dự án đầu tư và phương án vay vốn của các tổ chức tín dụng.

+ Lập hồ sơ xin cấp phép xây dựng, hướng dẫn ghi sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính.

- Đào tạo và tập huấn kiến thức quản lý cho doanh nghiệp.

- Đại diện cho doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp trong quan hệ với các cơ quan nhà nước và cơ quan pháp luật.

- Cung cấp thông tin thị trường, tổ chức triển lãm hội trợ và giới thiệu sản phẩm giúp cho các doanh nghiệp tìm kiếm được các thị trường và đối tác kinh doanh mới.

- Chính sách đầu tư: Đồng Nai đã thực hiện khá tốt các biện pháp khuyến

khích đầu tư, như giảm thuế, cho vay tín dụng, đơn giản hóa các thủ tục để rút ngắn thời gian đăng ký xuống còn 3 - 5 ngày (trong luật định là 15 ngày). Tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan tăng cường phối hợp trong việc giúp đỡ hỗ trợ các doanh nghiệp, như việc xây dựng phương án đầu tư, tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp (một năm ít nhất 2 lần), ban hành quy chế và tiêu chuẩn khen thưởng cho doanh nghiệp. Nhìn chung môi trường pháp lý đã thông thoáng hơn rất nhiều để khuyến khích đầu tư.

- Chính sách đất đai: Tỉnh đã thực hiện công tác quy hoạch tổng thể về các

DNN&V và có nhiều biện pháp cụ thể hỗ trợ DNN&V về đất đai, mặt bằng sản xuất, hình thành 4 loại KCN và các CCN tập trung với các chính sách khác nhau để vừa tăng cường thu hút đầu tư, tạo cơ hội cho các DN có điều kiện đầu tư phát triển.

- Chính sách đào tạo nhân lực: Năm 2007 tỷ lệ chi cho giáo dục, y tế, văn

hóa, xã hội chiếm 37% tổng chi ngân sách toàn tỉnh, đạt khoảng 360 tỷ VNĐ. Từ tháng 11/2000 tỉnh đã thành lập Trung tâm hỗ trợ đầu tư và phát triển DNN&V, hiện đang hoạt động khá hiệu quả. Điều này đã giải quyết những khó khăn về tuyển dụng lao động cho các DNN&V của tỉnh.

- Chính sách thuế: Tỉnh thực hiện hỗ trợ DNN&V trên cả hai mặt: Thực hiện

đúng, kịp thời những quy định chung về ưu đãi thuế và các biện pháp hỗ trợ cụ thể đối với các DN. Thí dụ, trong hai năm 2005 và 2006, tỉnh đã xét giảm thuế GTGT và miễn thuế thu nhập cho trên 135 doanh nghiệp, thực hiện giảm 50% thuế suất GTGT cho hoạt động xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng để bán hoặc cho thuê, giảm trừ từ 10% xuống còn 5% thuế GTGT cho nhiều mặt hàng và dịch vụ, thực hiện ưu đãi thuế cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, đồng thời thực hiện chính sách miễn giảm thuế TNDN cho những doanh nghiệp mới đầu tư theo quy định hiện hành…

- Chính sách vốn, tín dụng: Giảm bớt các thủ tục phiền hà không cần thiết để

tạo điều kiện cho DNN&V tiếp cận với Ngân hàng, thành lập Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển và Quỹ hỗ trợ đầu tư của tỉnh để cho vay trung và dài hạn cho một số dự án đầu tư.

5.2. Chính sách phát triển DNN&V của tỉnh Bình Dương.

Bình Dương là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, có tốc độ tăng trưởng GDP vào loại bậc nhất của cả nước, bình quân giai đoạn 1991 ÷ 1995 là 17,5% và giai đoạn 1996 ÷ 2000 đạt 13,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nếu đến năm 1985 cơ cấu giá trị NLN là 66%; CN-XD là 9% và DV là 25% thì đến năm 2002 tỷ trọng tương ứng là 12,5% - 62,5% - 25%.

Hiện nay, số DNN&V chiếm tỷ trọng >98% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Trong đó, DNN&V trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn. Cơ cấu ngành nghề của DNN&V ở Bình Dương khá phong phú. Một điểm nổi bật ở Bình Dương là các DNN&V không khó khăn lắm trong việc vay vốn và cho vay vốn. Do đó một số DNN&V nhờ có nguồn vốn vay mở rộng SXKD đã trở thành DN lớn, hoặc đầu tư đổi mới công nghệ.

Trong những năm qua, Bình Dương đã có nhiều chính sách nhằm phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, đã tạo được môi trường đầu tư thông thoáng cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt, tạo sự yên tâm đầu tư cho các chủ DNN&V. Từ những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của tỉnh, các sở, ban ngành đã cụ thể hóa nội dung quản lý của mình để hỗ trợ phát triển của DNN&V cụ thể:

- Tăng cường các biện pháp trong chính sách đất đai nhằm tạo cho các

DNN&V có điều kiện thuận lợi để ổn định và mở rộng mặt bằng SXKD, đồng thời có đủ giấy tờ hợp pháp về đất đai để làm các thủ tục thế chấp. Đến cuối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm 2000, đã hoàn thành 90% thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp 77% đến tay người dân. Thực hiện chủ trương ''đổi đất lấy kết cấu hạ tầng'', vừa thu hút được vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, vừa sử dụng đất có hiệu quả. Đối với các DN ở tỉnh khác đến thuê đất, hoặc đổi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng thi tỉnh khuyến khích, không phân biệt đối xử.

- Hỗ trợ về kỹ thuật công nghệ theo hướng khuyến khích các DNN&V chú trọng đổi mới công nghệ thông qua các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện và tài trợ một phần vốn để các DNN&V đủ điều kiện triển khai chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; phổ biến và hỗ trợ thông tin, đặc biệt là hình thành các đầu mối cung cấp thông tin ổn định, phát huy vai trò của các hiệp hội, chi hội nghề nghiệp…. Ngoài ra, tỉnh Bình Dương còn rất quan tâm tới các chính sách: Thương mại, tài chính tín dụng, hỗ trợ đào tạo nguồn lực với các biện pháp khá cụ thể để phát triển DNN&V.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNN&V TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001- 2008. 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ THỌ:

1.1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý.1.1.1. Vị trí địa lý: 1.1.1. Vị trí địa lý:

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông - Bắc). Phía Đông giáp Hà Tây, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.

Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.

Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế.

Diện tích tự nhiên 3.528,4 km2, trong đó: Diện tích đất nông, lâm nghiệp, thủy sản 271.923 ha (Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 100.080 ha, đất lâm nghiệp 167.425; đất nuôi trồng thủy sản 4.372 ha); đất ở, chuyên dùng 51.085 ha; đất chưa sử dụng 29.798. Dân số trung bình năm 2007 trên

1.350,6 nghìn người. Lao động trong độ tuổi 795,8 nghìn người ( chiếm 58.92% dân số).

Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm 01 thành phố (thành phố Việt Trì), 01 thị xã (thị xã Phú Thọ) và 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; có 274 xã, phường, thị trấn; trong đó 10 huyện và 214 xã là miền núi (43 xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ).

1.1.2. Khí hậu:

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng

1.1.3. Đặc điểm địa hình:

Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.

1.2. Tình hình KT – XH của tỉnh: 1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế:

Sau giai đoạn bị tác động của khủng hoảng tài chính khu vực, tốc độ tăng GDP của Phú Thọ giảm từ 9,6% năm 1997 xuống còn 6,79% năm 1998;

sau đó lấy lại được đà tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo. Giai đoạn 1997- 2000 tăng 8,16%/năm, giai đoạn 2001- 2005 tăng 9,79%/năm; năm 2006 tăng 10,7%, năm 2007 tăng 10,84% và năm 2008 là 10,7%

Bảng 2. 1: kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) của Phú Thọ giai đoạn 1997-2008

Nguồn số liệu: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, năm 2007 Biểu đồ 2. 1 : Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1997- 2008.

Chỉ tiêu 1997 2000 2005 2007 2008

GDP giá 1994 (Tỷ đồng) 2 237 2 794 4 457 5 469 - Tốc độ tăng trưởng (%) 9.6 8.96 1031 10.84 10.7

Tốc độ tăng GDP của Phú Thọ luôn ở mức cao hơn bình quân chung cả nước và vùng trung du miền núi Bắc Bộ, nhưng quy mô còn nhỏ, nên số tuyệt đối tăng thêm không nhiều, GDP bình quân đầu người năm 1997 chỉ có 2,29 triệu đồng/người (176,3 USD), tăng lên 2,98 triệu đồng/người (214 USD) năm 2000, 5,23 triệu đồng/người (tương đương 332 USD) năm 2005 và 6,8 triệu đồng/năm (tương đương 425 USD) năm 2007. Như vậy, GDP bình quân đầu người ở Phú Thọ chỉ bằng khoảng 52% GDP bình quân chung cả nước.

1.2.2. Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

Cùng với tốc độ tăng cao của GDP, cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ cũng đã có sự thay đổi. Từ năm 1997 đến năm 2008, tỷ trọng của khu vực NLN đã giảm từ 33,1% xuống 26%, nhường chỗ cho sự tăng lên về tỷ trọng của khu vực CN - XD từ 33,2% lên 38.7%. Còn khu vực DV thay đổi không đáng kể từ 33,7% năm 1997 lên 35.3% năm 2008.

Qua số liệu về cơ cấu ngành kinh tế của Phú Thọ giai đoạn 1997 – 2008, cho thấy cơ cấu ngành kinh tế của Phú Thọ có xu hướng chuyển dịch từ NLN sang CN và DV. Tuy nhiên quá trình dịch chuyển này còn diễn ra rất chậm.

Bảng 2. 2: Cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 1997 - 2008 (theo giá hiện hành)

Đơn vị tính: %

Ngành 1997 2000 2005 2007 2008

NLN 33.1 29.8 28.7 27.0 26.0

CN – XD 33.2 36.5 37.6 38.0 38.7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DV 33.7 33.7 33.7 35.0 35.3

Nguồn số liệu: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, năm 2007

Biểu đồ 2. 2: Cơ cấu ngành kinh tế năm 1997 và năm 2008

1.2.3. Về chuyển dịch cơ cấu lao động:

Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ được thể hiện như ở bảng 2.3 sau đây.

Bảng 2. 3: Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 1997- 2007

Năm 1997 2000 2005 2007

Số lao động làm việc trong các

ngành kinh tế( nghìn người). - - 661,2 679,7

Cơ cấu lao động(%) 100 100 100 100

+ NLN 80.49 79.85 72.2 68.2

+ CN - XD 10.64 10.72 14.9 17.2

+ DV 8.87 9.43 12.9 14.6

Nguồn số liệu: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ năm 2007

Qua số liệu trên ta thấy, từ năm 1997 đến năm 2007 tỷ trọng lao động trong ngành NLN giảm từ 80.49% xuống 68,2%; ngành CN - XD tăng từ 10.64% lên 17,2%; ngành DV tăng từ 8,87% lên 14,6%.

Năm 2007, trong số 679.700 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, có khoảng 463.555 người làm việc trong ngành NLN( chiếm 62,8%); 116.908 người làm việc trong ngành CN - XD( chiếm 17,2%); 99.236 người làm trong ngành DV ( chiếm 14,6%).

Cơ cấu lao động của tỉnh đã có sự chuyển dịch tích cực theo đúng xu thế. Đó là tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành CN và DV, giảm tỷ trọng lao động làm việc trong ngành NN. Tuy nhiên, tốc độ tăng tỷ trọng lao động CN, DV và giảm lao động trong NLN vẫn còn diễn ra rất chậm.

1.2.4. Về đầu tư phát triển:

Bảng 2. 4: Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 1997 – 2008

Một phần của tài liệu : Định hướng và giải pháp phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2015 (Trang 27)