Thực trạng môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu : Định hướng và giải pháp phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2015 (Trang 56 - 57)

2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNN&V Ở TỈNH PHÚ THỌ:

3.1.2. Thực trạng môi trường kinh tế

Từ năm 2001- 2008, sau khi Luật doanh nghiệp được ban hành và đi vào thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ vào loại cao trong nước, với tốc độ tăng trưởng bình quân là gần 10% năm, so với các tỉnh, thành lân cận như: Hà Nội 9,3%, Thái Nguyên 7,5%, Hà Tây 7,8%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2008 như sau: nông nghiệp, lâm nghiệp 26%, công nghiệp, xây dựng 38,7%, thương mại, dịch vụ 35,3%. Đồng thời cơ cấu kinh tế của Phú Thọ vẫn đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH.

- Các DNN&V thường có quy mô nhỏ, hầu hết các doanh nghiệp này còn gặp

khó khăn về thị trường, thiếu vốn, trang thiết bị còn thô sơ, năng lực quản lý lãnh đạo của chủ doanh nghiệp còn yếu,…Qua những khó khăn trên, từng doanh nghiệp không tự giải quyết được, hoặc giải quyết không triệt để và hiệu quả còn thấp. Do vậy cần phải có một tổ chức thay mặt, đại diện cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, để tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh nhằm trợ giúp các doanh nghiệp trong việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng các doanh nghiệp để ổn định và từng bước phát triển. Xuất phát từ điều đó, Hiệp hội DNN&V tỉnh Phú Thọ được thành lập, đánh dấu một bước phát triển lớn cho các DNN&V tỉnh Phú Thọ.

- Hiệp hội DNN&V tỉnh Phú Thọ là một tổ chức xã hội nghề nghiệp trên cơ

sở tự nguyện tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các nhà quản lý trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.Hiệp hội là nơi tập hợp, đoàn kết và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp người sử dụng lao động ở tỉnh Phú Thọ nhằm mục đích hỗ trợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ và cả nước.

Tuy nhiên, các hình thức hỗ trợ của hiệp hội đối với các DNN&V thành viên hiện vẫn còn đơn giản, chưa hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp.

- Tập quán tiêu dùng của người Việt Nam nói chung người dân Phú Thọ nói riêng thích tiêu dùng ngoại nhập. Đối với người có thu nhập cao thì đó là các hàng nhập khẩu chất lượng cao từ Nhật Bản, Hàn Quốc... còn đối với những người có thu nhập trung bình và thấp thì đó là các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, mà đa số là hàng nhập lậu giá rẻ. Đây là thách thức lớn đối với các DNN&V Phú Thọ vì những sản phẩm này cạnh tranh chính với sản phẩm của các DNN&V.

- Khi Việt Nam gia nhập WTO, các DNN&V có những thuận lợi lớn như mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu, nâng cao vị thế trong thương mại quốc tế, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại. WTO cũng tạo ra động lực cho cải cách và phát triển kinh tế trong nước. Các DNN&V Phú Thọ cũng đã có những sự chuẩn bị cần thiết trong những năm vừa qua để có thể cạnh tranh khi Việt nam chính thức gia nhập WTO như: Đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị công nghệ của nước ngoài. Nhiều chủ doanh nghiệp NQD đã chủ động đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm SXKD ở một số nước tiên tiến trên thế giới.

Tuy nhiên, phần lớn các DNN&V Phú Thọ vẫn còn thiếu và yếu kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, trình độ ngoại ngữ, tin học, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, cơ sở hạ tầng cho SXKD còn lạc hậu, công tác cải cách hành chính vẫn còn những hạn chế, bất cập.

Một phần của tài liệu : Định hướng và giải pháp phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2015 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w