1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ THỌ:
1.1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý
1.1.1. Vị trí địa lý:
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông - Bắc). Phía Đông giáp Hà Tây, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.
Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.
Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế.
Diện tích tự nhiên 3.528,4 km2, trong đó: Diện tích đất nông, lâm nghiệp, thủy sản 271.923 ha (Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 100.080 ha, đất lâm nghiệp 167.425; đất nuôi trồng thủy sản 4.372 ha); đất ở, chuyên dùng 51.085 ha; đất chưa sử dụng 29.798. Dân số trung bình năm 2007 trên
1.350,6 nghìn người. Lao động trong độ tuổi 795,8 nghìn người ( chiếm 58.92% dân số).
Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm 01 thành phố (thành phố Việt Trì), 01 thị xã (thị xã Phú Thọ) và 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; có 274 xã, phường, thị trấn; trong đó 10 huyện và 214 xã là miền núi (43 xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ).
1.1.2. Khí hậu:
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng
1.1.3. Đặc điểm địa hình:
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.
1.2. Tình hình KT – XH của tỉnh: 1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế:
Sau giai đoạn bị tác động của khủng hoảng tài chính khu vực, tốc độ tăng GDP của Phú Thọ giảm từ 9,6% năm 1997 xuống còn 6,79% năm 1998;
sau đó lấy lại được đà tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo. Giai đoạn 1997- 2000 tăng 8,16%/năm, giai đoạn 2001- 2005 tăng 9,79%/năm; năm 2006 tăng 10,7%, năm 2007 tăng 10,84% và năm 2008 là 10,7%
Bảng 2. 1: kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) của Phú Thọ giai đoạn 1997-2008
Nguồn số liệu: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, năm 2007 Biểu đồ 2. 1 : Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1997- 2008.
Chỉ tiêu 1997 2000 2005 2007 2008
GDP giá 1994 (Tỷ đồng) 2 237 2 794 4 457 5 469 - Tốc độ tăng trưởng (%) 9.6 8.96 1031 10.84 10.7
Tốc độ tăng GDP của Phú Thọ luôn ở mức cao hơn bình quân chung cả nước và vùng trung du miền núi Bắc Bộ, nhưng quy mô còn nhỏ, nên số tuyệt đối tăng thêm không nhiều, GDP bình quân đầu người năm 1997 chỉ có 2,29 triệu đồng/người (176,3 USD), tăng lên 2,98 triệu đồng/người (214 USD) năm 2000, 5,23 triệu đồng/người (tương đương 332 USD) năm 2005 và 6,8 triệu đồng/năm (tương đương 425 USD) năm 2007. Như vậy, GDP bình quân đầu người ở Phú Thọ chỉ bằng khoảng 52% GDP bình quân chung cả nước.
1.2.2. Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
Cùng với tốc độ tăng cao của GDP, cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ cũng đã có sự thay đổi. Từ năm 1997 đến năm 2008, tỷ trọng của khu vực NLN đã giảm từ 33,1% xuống 26%, nhường chỗ cho sự tăng lên về tỷ trọng của khu vực CN - XD từ 33,2% lên 38.7%. Còn khu vực DV thay đổi không đáng kể từ 33,7% năm 1997 lên 35.3% năm 2008.
Qua số liệu về cơ cấu ngành kinh tế của Phú Thọ giai đoạn 1997 – 2008, cho thấy cơ cấu ngành kinh tế của Phú Thọ có xu hướng chuyển dịch từ NLN sang CN và DV. Tuy nhiên quá trình dịch chuyển này còn diễn ra rất chậm.
Bảng 2. 2: Cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 1997 - 2008 (theo giá hiện hành)
Đơn vị tính: %
Ngành 1997 2000 2005 2007 2008
NLN 33.1 29.8 28.7 27.0 26.0
CN – XD 33.2 36.5 37.6 38.0 38.7
DV 33.7 33.7 33.7 35.0 35.3
Nguồn số liệu: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, năm 2007
Biểu đồ 2. 2: Cơ cấu ngành kinh tế năm 1997 và năm 2008
1.2.3. Về chuyển dịch cơ cấu lao động:
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ được thể hiện như ở bảng 2.3 sau đây.
Bảng 2. 3: Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 1997- 2007
Năm 1997 2000 2005 2007
Số lao động làm việc trong các
ngành kinh tế( nghìn người). - - 661,2 679,7
Cơ cấu lao động(%) 100 100 100 100
+ NLN 80.49 79.85 72.2 68.2
+ CN - XD 10.64 10.72 14.9 17.2
+ DV 8.87 9.43 12.9 14.6
Nguồn số liệu: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ năm 2007
Qua số liệu trên ta thấy, từ năm 1997 đến năm 2007 tỷ trọng lao động trong ngành NLN giảm từ 80.49% xuống 68,2%; ngành CN - XD tăng từ 10.64% lên 17,2%; ngành DV tăng từ 8,87% lên 14,6%.
Năm 2007, trong số 679.700 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, có khoảng 463.555 người làm việc trong ngành NLN( chiếm 62,8%); 116.908 người làm việc trong ngành CN - XD( chiếm 17,2%); 99.236 người làm trong ngành DV ( chiếm 14,6%).
Cơ cấu lao động của tỉnh đã có sự chuyển dịch tích cực theo đúng xu thế. Đó là tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành CN và DV, giảm tỷ trọng lao động làm việc trong ngành NN. Tuy nhiên, tốc độ tăng tỷ trọng lao động CN, DV và giảm lao động trong NLN vẫn còn diễn ra rất chậm.
1.2.4. Về đầu tư phát triển:
Bảng 2. 4: Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 1997 – 2008
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn số liệu: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
Xác định thu hút đầu tư phát triển là điều kiện quan trọng để khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, do đó giai đoạn 1997 - 2008 Phú Thọ đã huy động được 34.672 tỷ đồng, bình quân 2.889 tỷ đồng/năm. Riêng năm 2008 huy động được 5.908 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là
Chỉ tiêu 1997 2000 2005 2007 2008
TỔNG SỐ 579 1 124 4 323 5 142 5.908
1. Đầu tư từ Ngân sách nhà
nước 199 678 1.915 2.565 3.078
+ Đầu tư qua tỉnh 124 275 1.265 1.575 2.078
+ Đầu tư qua Bộ, ngành,
DNNN 74,9 402,5 650 990 1.000
2. Đầu tư của dân cư và tư nhân 67,4 343,9 1.258 1.675 1.900 3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
3.078 tỷ đồng chiếm 52,1%, vốn đầu tư của dân cư, tư nhân là 1.900 tỷ đồng chiếm 32,16 % và còn lại là vốn FDI chiếm 15,74%. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng để thu hút các dự án khác phát triển sản xuất.
2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNN&V Ở TỈNH PHÚ THỌ:
2.1. Quá trình hình thành và sự phát triển về số lượng của các DNN&V.
Các DNN&V ở Phú Thọ ra đời kể từ khi có Luật Doanh nghiệp và chủ trương cổ phần hoá các DNNN. Từ khi luật Doanh nghiệp có hiệu lực, thủ tục đăng ký kinh doanh được đơn giản hoá nhiều giấy phép không cần thiết được bãi bỏ, số lượng DNN&V của cả nước nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng tăng lên nhanh chóng. Đến hết năm 2008 cả tỉnh có khoảng 2240 DN. Trong đó có 1958 DN được cấp phép thành lập trong giai đoạn 2001 – 2008 với tổng số vốn gần 10.000 tỷ đồng. Trong số 1958 DN này, DNN&V chiếm tỷ trọng khoảng 94% tương đương với 1839 DN. Tình hình thành lập các DNN&V ở tỉnh Phú Thọ được thể hiện như ở bảng 2.5.
Bảng 2. 5: Số lượng DN ĐKKD giai đoạn 2001 – 2008.
Đơn vị: Doanh nghiệp.
Năm Tổng số Doanh nghiệp Tổng số DNN&V 2001 116 109 2002 155 144 2003 202 180 2004 252 241 2005 227 215 2006 268 256 2007 324 303 2008 414 391 Tổng 1958 1839
Biểu đồ 2. 3: Số lượng DN thành lập giai đoạn 2001 – 2008.
Quan sát số liệu ở bảng 2.5, ta thấy số lượng DNN&V thành lập mới liên tục tăng trong giai đoạn 2001 – 2008. Năm 2000, cả tỉnh có chưa đến 400 DNN&V, trong khi đó số DNN&V thành lập mới trong 3 năm 2001-2003 đã lớn hơn 400 doanh nghiệp. Năm 2008, số lượng DNN&V thành lập đã lên tới 391 doanh nghiệp đưa tổng số DNN&V của tỉnh lên 2017 DNN&V.
2.2. Tình hình giải thể, phá sản và chuyển đổi hình thức sở hữu của các DNN&V Phú Thọ trong giai đoạn 2001 – 2008: DNN&V Phú Thọ trong giai đoạn 2001 – 2008:
Cùng với quá trình hình thành nhanh chóng của các DNN&V trên địa bàn, trong giai đoạn 2001 – 2008, toàn tỉnh cũng có hàng trăm DN giải thể, phá sản hoặc thay đổi hình thức sở hữu. Hầu hết đây là các DN hoạt động không hiệu quả và có khả năng cạnh tranh kém.
Số lượng các DNN&V giải thể, phá sản hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu trong giai đoạn 2001 – 2008 của tỉnh Phú Thọ được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 2. 6: Số lượng DNN&V giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu giai đoạn 2001 – 2008
Đơn vị: Doanh nghiệp
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Phú Thọ.
Như vậy, trong giai đoạn 2001 – 2008 có 1839 DNN&V thành lập mới, nhưng cũng có 109 DNN&V giải thể, phá sản hoặc thay đổi hình thức sở hữu. Trong đó phần lớn là các DNTN và DNNN.
Điều này cho thấy với sự ra đời của Luật DN và quá trình mở cửa, có rất nhiều doanh nghiệp mới ra đời nhưng không phải DN nào cũng hoạt động hiệu quả. Vì vậy, tỉnh Phú Thọ cần có những chính sách để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các DN này.
2.3. Sự phát triển DNN&V theo loại hình doanh nghiệp.
Theo luật Doanh nghiệp, các doanh nhân có thể chọn 1 trong các loại hình doanh nghiệp sau để hoạt động. Đó là DNTN, công ty TNHH, công ty hợp danh và công ty CP. Trong đó công ty hợp danh ít xuất hiện nhất.
Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp của các DNN&V đã có sự chuyển đổi đáng kể giữa các loại hình theo hướng các loại hình đa sở hữu có khả
Loại hình Số lượng DN Công ty TNHH 27 DNTN 32 DNNN 33 Công ty Cổ phần. 17 Tổng số 109
năng liên kết, thu hút vốn như công ty CP, công ty TNHH tăng mạnh, trong khi đó loại hình DNTN có xu hướng giảm. Điều này được thể hiện rõ khi so sánh tỷ trọng giữa các loại hình doanh nghiệp trước năm 2000 và giai đoạn 2001 – 2008. Trước năm 2000, tỷ trọng DNTN là 50%, công ty TNHH là 42,8%, công ty CP là 7,2 %. Qua bảng 2.6 dưới đây, ta có thể tính được tỷ trọng các loại hình DN được thành lập mới trong giai đoạn 2001 – 2008.
Trong tổng số các DNN&V thành lập trong giai đoạn 2001 – 2008 có: 230 DNTN chiếm 12,5%, 992 Công ty TNHH chiếm 53,9%, 617 Công ty CP chiếm 33,6%.
Bảng 2. 7: Số lượng các DNN&V theo loại hình kinh doanh thành lập giai đoạn 2001 – 2008.
Đơn vị:Doanh nghiệp
Năm Loại hình DN 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng DNTN 28 23 19 27 36 34 32 31 230 Công ty TNHH 70 84 101 104 103 128 171 231 992 Công ty CP 11 37 60 110 76 94 101 130 617 Tổng số 109 144 180 241 215 256 303 391 1839
Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu tư Phú Thọ.
Theo số liệu ở bảng trên ta thấy, trong số các DNN&V được thành lập từ 2001 đến nay thì loại hình công ty TNHH chiếm ưu thế, tiếp đó là công ty CP cũng chiếm tỷ trọng lớn. Còn loại hình DNTN chiếm số lượng ít nhất. Như vậy có thể thấy rằng cơ cấu loại hình doanh nghiệp của các DNN&V của tỉnh Phú Thọ cũng đang biến động theo xu hướng phù hợp với xu hướng chung.
2.4.1. Số lượng DNN&V theo quy mô vốn đăng ký.
Cùng với tốc độ tăng trưởng của các DNN&V mới thành lập, số vốn đăng ký kinh doanh cũng đang có xu hướng gia tăng. Theo quy định tại Nghị định 90/2001/NĐ – CP ngày 23/11/2001 của Chính Phủ về trợ giúp phát triển DNN&V thì doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa khi tiêu chí vốn dưới 10 tỷ đồng.
Theo số liệu của Sở Kế hoạch và đầu tư Phú Thọ, số DNN&V theo quy mô vốn thành lập giai đoạn 2001-2008 được tổng hợp như bảng 2.8. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng các DNN&V có số vốn dưới 1 tỷ có xu hướng giảm, từ 41,3% năm 2001 xuống 27,9% năm 2008. Trong khi đó tỷ trọng các doanh nghiệp có vốn từ 1 đến dưới 5 tỷ lại tăng lên rõ rệt từ 42,2% lên 61,6% trong giai đoạn 2001-2008. Điều này chứng tỏ bộ phận DNN&V nhỏ nhất đã bắt đầu mở rộng quy mô hoạt động của mình.
Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ lại thay đổi không đáng kể, thậm chí tỷ trọng còn giảm đi từ 16.5%( năm 2001) xuống 10,5%( năm 2008).
Bảng 2. 8: Số lượng DNN&V theo quy mô vốn thành lập giai đoạn 2001 – 2008.
Đơn vị: Doanh nghiệp
Năm DNN&V (DN)Tổng số tỷ đồngDưới 1 Từ 1 - dưới5 tỷ đồng Từ 5 – 10tỷ đồng
2001 109 45 46 18 2002 144 46 83 15 2003 180 58 98 24 2004 241 58 149 34 2005 215 50 144 21 2006 256 68 162 26 2007 303 97 173 33 2008 391 109 241 41 Tổng 1839 531 1096 212
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ. Bảng 2. 9 : Tỷ trọng DNN&V thành lập giai đoạn 2001 – 2008
theo quy mô vốn.
Đơn vị: % Năm Tổng số Doanh nghiệp (DN) Dưới 1 tỷ đồng Từ 1- dưới 5 tỷ đồng Từ 5 – 10 tỷ đồng 2001 100 41,3 42,2 16,5 2002 100 31,9 57,6 10,5 2003 100 32,2 54,5 13,3 2004 100 24,1 61,8 14,1 2005 100 23,2 67,0 9,8 2006 100 26,5 63,3 10,2 2007 100 32,0 57,1 10,9 2008 100 27,9 61,6 10,5
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư giai đoạn 2001 – 2008.
Trong số 1839 DNN&V thành lập giai đoạn 2001 – 2008, Doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 28,9%, có vốn từ 1 đến dưới 5 tỷ chiếm tỷ trọng lớn nhất là 59,6%, còn lại là các DNN&V có vốn từ 5 đến 10 tỷ đồng.
Biểu đồ 2. 4: Tỷ trọng các DNN&V thành lập theo quy mô vốn giai đoạn 2001- 2008
Qua bức tranh khái quát về quy mô vốn đăng ký của các DNN&V nói trên, có thể thấy rằng tuy có sự gia tăng đáng kể về số lượng nhưng các