Thực trạng về nguồn nhân lực của các DNN&V

Một phần của tài liệu : Định hướng và giải pháp phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2015 (Trang 48)

2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNN&V Ở TỈNH PHÚ THỌ:

2.5.Thực trạng về nguồn nhân lực của các DNN&V

2.5.1. Số lượng lao động trong các DNN&V.

Bảng 2. 11: Số lượng lao động trong các DNN&V giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị: người Năm 2005 2006 2007 2008 DN toàn tỉnh 85.426 97.838 119.318 154.301 Tr.đ DNN&V 28.925 38.971 47.024 61.103 Khu vực I 739 1582 1.694 2.713 Khu vực II 19.240 26.465 32.588 43.181 Khu vực III 8.946 10.924 12.742 15.209 Nguồn: Cục Thống kê Phú Thọ

Cùng với sự gia tăng số lượng DNN&V trên địa bàn tỉnh. Số lao động làm việc trong các DN này cũng ngày một tăng lên. Năm 2005, trong số 85.426 lao động làm việc trong các doanh nghiệp thì số lao động trong các DNN&V là 28.925 lao động chiếm tỷ trọng 33,8% lao động trong các doanh nghiệp. Qua thời gian, số lao động trong các DNN&V ngày càng lớn. Đến

năm 2008 đã đạt tới 61.103 lao động chiếm tỷ trọng gần 40% tổng số lao động trong các DN trên địa bàn tỉnh.

Số lượng DNN&V trên địa bàn tỉnh chiếm tỉ trọng khoảng 94% tổng số doanh nghiệp, trong khi đó số lao động chỉ chiếm khoảng 40% số lao động trong các doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ quy mô lao động trong các DNN&V của tỉnh còn nhỏ.

2.5.2. Chất lượng nguồn nhân lực:

Về tuyển dụng lao động: Hiện nay trong các DNN&V Phú Thọ, việc tuyển dụng lao động hầu hết dưới hình thức người thân trong huyết thống và người quen, ít tuyển dụng qua thị lao động, không ký hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ phép và các chế độ khác không được quan tâm. Ngoài ra, trong một số DNN&V ở một số lĩnh vực nhất định, tính thời vụ của lao động còn tương đối cao. Đa số các DNN&V đều tuyển người lao động mang tính thời vụ, khi cần thì huy động, không cần thì sa thải. Tính thời vụ biểu hiện rõ nét nhất ở lĩnh vực xây dựng, gia công sản phẩm.

Về cán bộ quản lý doanh nghiệp: Nhìn chung còn yếu kém về năng lực quản lý điều hành, đa số chưa được đào tạo cơ bản về kinh tế và quản lý. Cá biệt có những chủ doanh nghiệp chỉ có trình độ tiểu học. Một số được đào tạo nhưng chưa cơ bản, kiến thức về kinh tế thị trường, hội nhập còn nhiều hạn chế, không phù hợp với cơ chế quản lý mới. Theo khảo sát mới nhất của Sở Kế hoạch đầu tư về trình độ của chủ DNN&V: Có tới 58% chủ DNN&V có trình độ từ trung cấp trở xuống, trong đó 41% có trình độ sơ cấp và phổ thông trung học các cấp. Số chủ DNN&V tốt nghiệp đại học, cao đẳng khoảng 40%.

Khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Việc xác định và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả các dự án đầu tư và chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp chưa được thực hiện một cách chính xác và khoa học. Điều này gây khó khăn cho các DNN&V trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng. Khi xây dựng và đề xuất các dự án sản xuất kinh doanh thì các dự án này chưa đủ sức thuyết phục các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Điều này đã dẫn tới một thực tế là hiện nay ở Phú Thọ vừa thiếu vốn, vừa thừa vốn. Thiếu vốn cho các DNN&V, nhưng các ngân hàng thừa vốn mà không cho vay được bởi các dự án của DN đề xuất không khả thi do năng lực hạn chế về quản lý và xây dựng dự án.

2.6. Sự phát triển DNN&V theo cơ cấu ngành.

Để thuận lợi cho quá trình phân tích thực trạng phát triển DNN&V ở tỉnh Phú Thọ, cần phân chia các DNN&V thành 3 ngành NNL, CN – XD và DV. Theo số liệu của tổng cục Thống Kê Phú Thọ thì số DNN&V hoạt động trong lĩnh vực CN – XD chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp sau đó là lĩnh vực DV và sau cùng là ngành NLN.

Phú Thọ là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, chủng loại phong phú. Một số loại khoáng sản nổi trội được biết đến đó là Cao lanh – fenspat, đá xây dựng, nguồn cát sỏi,…Do vậy, ngành CN khá phát triển như ngành sản xuất hoá chất, phân bón; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp dệt may, da giày,… Tỷ trọng các DNN&V hoạt động trong ngành CN- XD có xu hướng tăng trong thời gian qua. Năm 2005 có 499 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thì đến năm 2008 con số này đã là 1.093 doanh nghiệp tăng hơn 2 lần.

Tỷ trọng các DNN&V hoạt động trong lĩnh vực DV giảm nhưng số lượng tuyệt đối thì vẫn tăng lên . Năm 2005 số DNN&V hoạt động trong lĩnh vực DV là 636 DN( chiếm 54,95%) thì đến năm 2008 đã có 972 DN( chiếm 46,11%). Ngành DV là ngành thu hút nhiều DNN&V hoạt động chỉ sau ngành CN- XD. Các DN này hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực giao thông vận tải, cung cấp vật tư, tài chính ngân hàng, giáo dục y tế, du lịch,…

Số lượng DNN&V hoạt động trong ngành NLN chiếm tỷ trọng thấp nhất và thay đổi không đáng kể qua các năm. Năm 2005 số DNN&V hoạt động trong lĩnh vực NLN chiếm 1,93% tổng số các DNN&V của tỉnh. Con số này tương ứng vào các năm 2006, 2007 và 2008 là 1,93%; 1,85%; 1,96% và 1,99%.

Bảng 2. 12: Số lượng DNN&V hoạt động trong các ngành giai đoạn 2005-2008

Đơn vị: Doanh nghiệp

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ Bảng 2. 13: Tỷ trọng các DNN&V hoạt động trong các ngành

giai đoạn 2005-2008

Đơn vị: %

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

DN Toàn tỉnh DNN& V DN Toàn tỉnh DNN& V DN Toàn tỉnh DNN& V DN toàn tỉnh DNN&V Tổng số 1.23 4 1.157 1.502 1.413 1.826 1.716 2.240 2.107 Khu vực I 23 22 28 26 35 34 45 42 Khu vực II 574 499 806 714 979 882 1.169 1.093 Khu vựcIII 637 636 668 673 812 800 1026 972

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 DN Toàn tỉnh DNN& V DN Toàn tỉnh DNN& V DN Toàn tình DNN& V DN Toàn tỉnh DNN&V Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100 Khu vực I 1,84 1,93 1,87 1,85 1,89 1,96 2,0 1,99 Khu vực II 46,53 43,12 53,66 50,54 53,64 51,4 52,2 51,90 Khu vực III 51,63 54,95 44,47 47,61 44,47 46,64 45,8 46,11 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ

Qua các số liệu ta có thể thấy rằng lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các DNN&V là ngành CN - XD, DV chứ không phải là ngành NLN. Bởi vì, các ngành này có thể mang lại hiệu quả mà vốn đầu tư ít, thời gian thu hồi vốn ngắn, dễ thay đổi mặt hàng khi có sự biến động của thị trường.

2.7. Sự phân bố DNN&V trên địa bàn tỉnh.

Cùng với việc tăng nhanh số lượng các doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng do thành lập mới trên địa bàn tỉnh là sự phân bố không đồng đều, phần lớn các doanh nghiệp tập trung ở những nơi có điều kiện KT - XH phát triển.

Trong giai đoạn 2001 – 2008, trên địa bàn tỉnh có 1839 DNN&V thành lập mới. Sự phân bố các DN này trên địa bàn tỉnh như sau: Thành phố Việt Trì chiếm 53,89% ( 991 DN), thị xã Phú Thọ 5,17% ( 95 DN), huyện Phù Ninh 7,78% ( 143 DN), huyện Lâm Thao 6,74% ( 124 DN), huyện Thanh Sơn 5,55% ( 102 DN), huyện Đoan Hùng 5,93% (109 DN), các huyện còn lại chỉ chiếm 14,95% ( 275 DN).

Bảng 2. 14: Số lượng DNN&V ĐKKD giai đoạn 2001 – 2008 phân bố theo địa bàn

Đơn vị: Doanh nghiệp

Nguồn: Tính toán theo số liệu của sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ. 2.8. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNN&V.

Bảng số liệu dưới đây là kết quả điều tra của Cục Thống kê Phú Thọ về kết quả hoạt động SXKD của các DN nói chung và các DNN&V nói riêng.

Bảng 2. 15: Kết quả sản xuất kinh doanh của các DNN&V giai đoạn 2005 – 2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: Doanh nghiệp.

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số DN lãi Số DN lỗ Số DN lãi Số DN lỗ Số DN lãi Số DN lỗ DN toàn tỉnh 1.065 169 1.314 188 1.598 228 DNN&V 1.016 141 1.241 172 1.508 208 - Khu vực I 22 0 25 2 27 6 - Khu vực II 439 60 628 86 768 114 - Khu vực III 555 81 588 84 712 88 Nguồn: Cục Thống kê Phú Thọ.

Qua bảng trên ta thấy, Năm 2005 trong 1157 DNN&V hoạt động trên địa bàn tỉnh có 1016 DN hoạt động có lãi chiếm 87,8% số DNN&V còn lại 12,2% ( tương đương 141 DN) bị thua lỗ. Qua thời gian số lượng DNN&V

Năm Địa bàn 200 1 200 2 200 3 200 4 200 5 200 6 200 7 200 8 Tổng Thành phố Việt Trì 50 82 99 124 125 155 149 207 991 Thị xã Phú Thọ 9 5 10 13 11 15 12 20 95 H. Phù Ninh 11 8 12 19 13 17 29 34 143 H.Lâm Thao 6 9 9 22 19 12 24 23 124 H. Thanh Sơn 10 10 15 13 5 11 14 24 102 H. Đoan Hùng 4 7 8 15 15 9 24 27 109 Các Huyện còn lại 19 23 27 35 27 37 51 56 275

hoạt động ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, tỉ lệ các DN hoạt động có lãi( lỗ) thay đổi không đáng kể. Năm 2006, số lượng các DNN&V có lãi là 1241 DN( chiếm 87,83%) và năm 2007 con số tương ứng là 1508 DN( chiếm 87,87%). Qua đây ta thấy, phần lớn các DNN&V trên địa bàn tỉnh hoạt động có hiệu quả, bên cạnh đó vẫn còn một số doanh nghiệp hoạt động không có lãi. Một trong các lý do hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này chưa cao là do trình độ của chủ doanh nghiệp và tay nghề của đội ngũ lao động còn thấp.

3. THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DNN&V:

3.1. Thực trạng về môi trường kinh doanh:3.1.1. Môi trường hành chính, pháp lý. 3.1.1. Môi trường hành chính, pháp lý.

Luật doanh nghiệp (1999) ra đời đã mở ra cơ hội và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và DNN&V Phú Thọ nói riêng gia nhập thị trường. Trước khi có Luật doanh nghiệp, các DNN&V đăng ký thành lập phải trải qua nhiều khâu, nhiều cửa với chi phí thành lập cao, thời gian chờ đợi lâu, nay chỉ cần qua một cơ quan duy nhất đó là Sở kế hoạch Đầu tư để được cấp giấy phép ĐKKD và thành lập doanh nghiệp.

Bên cạnh những mặt tích cực trên, môi trường hành chính - pháp lý ở Phú Thọ vẫn còn những tồn tại gây cản trở cho hoạt động của các DNN&V. Cụ thể:

- Thứ nhất, thủ tục báo cáo định kỳ vẫn còn gây nhiều phiền toái cho các

doanh nghiệp nói chung, DNN&V nói riêng. DNNN vẫn phải báo cáo theo quý, năm và phải nộp cho nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau, bao gồm cả các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan thống kê. Tổng thể DNN&V

phải nộp báo cáo định kỳ tới 5 cơ quan Nhà nước, bao gồm: Cơ quan Thuế, Tài chính, Thống kê, cơ quan Nhà nước cấp trên, cơ quan ĐKKD.

- Thứ hai, việc thanh tra, kiểm tra hoạt động các DNN&V một cách chồng

chéo, làm mất thời gian và gây phiền hà cho các DNN&V. Điều này gây khó khăn cho hoạt động và gây mất lòng tin đối với các DNN&V, đặc biệt là các DNNQD.

- Thứ ba, thủ tục vay vốn, thủ tục thế chấp rườm rà đang là một lực cản trong

quá trình tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của DNN&V. Các DNN&V Phú Thọ trước kia thế chấp ngân hàng chỉ sử dụng sổ đỏ, có xác nhận của phòng quản lý đất đai của phường và công chứng, nhưng nay lại phải có thêm xác nhận của phòng tài nguyên môi trường quận, huyện. Mặc dù rất cần vốn nhưng doanh nghiệp bắt buộc vẫn phải đợi thêm 7 ngày nữa để chuyển hồ sơ từ xã, phường lên huyện, thành thị. Theo thống kê của Sở kế hoạch - Đầu tư Phú Thọ, tính đến cuối năm 2007, chỉ có 65% số DNN&V Phú Thọ được vay vốn ngân hàng. Đây là khó khăn lớn trong điều kiện đa số các DNN&V Phú Thọ có quy mô vốn nhỏ.

Ngoài ra, giống như các địa phương khác, chính sách tín dụng ở Phú Thọ vẫn còn sự phân biệt, gây thiệt thòi cho DNN&V. Đó là trường hợp DNNN vay vốn đầu tư khi gặp rủi ro sẽ được xem giảm cả lãi và vốn gốc, còn DNN&V khi vay đã phải ký hợp đồng tín dụng lãi suất cao nhưng nếu gặp rủi ro bất khả kháng thì vẫn phải trả đủ mức lãi suất đó. Các DNN&V đã dùng tài sản của mình để thế chấp Ngân hàng, nhưng cũng chỉ được vay tối đa 50% tổng giá trị tài sản. Đó là thiệt thòi lớn đối với các DNN&V, làm cho các DN này thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.1.2. Thực trạng môi trường kinh tế.

Từ năm 2001- 2008, sau khi Luật doanh nghiệp được ban hành và đi vào thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ vào loại cao trong nước, với tốc độ tăng trưởng bình quân là gần 10% năm, so với các tỉnh, thành lân cận như: Hà Nội 9,3%, Thái Nguyên 7,5%, Hà Tây 7,8%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2008 như sau: nông nghiệp, lâm nghiệp 26%, công nghiệp, xây dựng 38,7%, thương mại, dịch vụ 35,3%. Đồng thời cơ cấu kinh tế của Phú Thọ vẫn đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH.

- Các DNN&V thường có quy mô nhỏ, hầu hết các doanh nghiệp này còn gặp

khó khăn về thị trường, thiếu vốn, trang thiết bị còn thô sơ, năng lực quản lý lãnh đạo của chủ doanh nghiệp còn yếu,…Qua những khó khăn trên, từng doanh nghiệp không tự giải quyết được, hoặc giải quyết không triệt để và hiệu quả còn thấp. Do vậy cần phải có một tổ chức thay mặt, đại diện cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, để tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh nhằm trợ giúp các doanh nghiệp trong việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng các doanh nghiệp để ổn định và từng bước phát triển. Xuất phát từ điều đó, Hiệp hội DNN&V tỉnh Phú Thọ được thành lập, đánh dấu một bước phát triển lớn cho các DNN&V tỉnh Phú Thọ.

- Hiệp hội DNN&V tỉnh Phú Thọ là một tổ chức xã hội nghề nghiệp trên cơ

sở tự nguyện tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các nhà quản lý trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.Hiệp hội là nơi tập hợp, đoàn kết và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp người sử dụng lao động ở tỉnh Phú Thọ nhằm mục đích hỗ trợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ và cả nước.

Tuy nhiên, các hình thức hỗ trợ của hiệp hội đối với các DNN&V thành viên hiện vẫn còn đơn giản, chưa hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp.

- Tập quán tiêu dùng của người Việt Nam nói chung người dân Phú Thọ nói riêng thích tiêu dùng ngoại nhập. Đối với người có thu nhập cao thì đó là các hàng nhập khẩu chất lượng cao từ Nhật Bản, Hàn Quốc... còn đối với những người có thu nhập trung bình và thấp thì đó là các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, mà đa số là hàng nhập lậu giá rẻ. Đây là thách thức lớn đối với các DNN&V Phú Thọ vì những sản phẩm này cạnh tranh chính với sản phẩm của các DNN&V.

- Khi Việt Nam gia nhập WTO, các DNN&V có những thuận lợi lớn như mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu, nâng cao vị thế trong thương mại quốc tế, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại. WTO cũng tạo ra động lực cho cải cách và phát triển kinh tế trong nước. Các DNN&V Phú Thọ cũng đã có những sự chuẩn bị cần thiết trong những năm vừa qua để có thể cạnh tranh khi Việt nam chính thức gia nhập WTO như: Đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm

Một phần của tài liệu : Định hướng và giải pháp phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2015 (Trang 48)