2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNN&V Ở TỈNH PHÚ THỌ:
3.1.3. Thực trạng các chính sách vĩ mô đối với DNN&V Phú Thọ
Trong phần Môi trường hành chính - pháp lý cho các DNN&V Phú Thọ, đã đề cập nhiều nội dung về các thủ tục hành chính, các quy định pháp lý đối với các DNN&V của tỉnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay Phú Thọ
vẫn có các chính sách kinh tế vĩ mô riêng biệt để thực hiện chiến lược phát triển doanh nghiệp của tỉnh nói chung và DNN&V nói riêng.
Thứ nhất, thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư (quỹ Khuyến công): Quỹ này có chức năng và nhiệm vụ tạo điều kiện tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tư vấn khởi tạo DNN&V, hỗ trợ cho các DNN&V chọn lựa các ngành nghề, lĩnh vực đăng ký kinh doanh.
- Tư vấn về pháp luật, đặc biệt là pháp luật quốc tế khi các DNN&V tham gia vào thị trường thế giới.
- Tư vấn về thị trường, cung cấp thông tin giới thiệu thị trường. Tuy nhiên các thông tin chi tiết và cụ thể về các thị trường nước ngoài vẫn chưa có.
- Tư vấn về công nghệ: Hỗ trợ cho các DNN&V tỉnh trong việc lựa chọn công nghệ phù hợp với đặc điểm riêng từng ngành nghề, từng doanh nghiệp.
Thứ hai, các chính sách hỗ trợ hiện hành.
- Chính sách hỗ trợ về vốn: Việc đánh giá, thẩm định các dự án của DNN&V
làm cơ sở cho vay vốn tại các ngân hàng còn mang nặng tính hành chính, đồng thời các tổ chức tín dụng rất khắt khe trong việc đánh giá tài sản thế chấp. Điều đó gây nên tình trạng ngân hàng thì ứ đọng, không cho vay được vốn, còn các DNN&V thì thiếu vốn. Đồng thời, các ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa thực hiện tốt việc giám sát, tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các dự án đã thẩm định, để cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc và giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong thực hiện dự án.
- Chính sách thuế: Hiện nay, Phú Thọ đã và đang vận dụng chính sách thuế
của Chính Phủ theo đúng đặc thù riêng của tỉnh. Các chính sách áp dụng từng loại thuế cho từng đối tượng chịu thuế, kèm theo chế độ miễn giảm, hoặc giãn thu... đã tác động mạnh đến việc phát triển DNN&V ở Phú Thọ.
Ngoài ra hàng năm Cục thuế tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến những chính sách về thuế kịp thời cho các DNN&V; hỗ trợ doanh nghiệp thực thi luật thuế một cách nghiêm chỉnh, đồng thời không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, chính sách thuế vẫn còn nhiều bất cập, mục đích chủ yếu vẫn là tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước trong ngắn hạn, chưa chú trọng vào việc nuôi dưỡng và tạo nguồn thu trong tương lai cho ngân sách Nhà nước. Hiện thuế suất GTGT vẫn còn nhiều mức thuế suất khác nhau và nhìn chung còn tương đối cao. Thuế thu nhập còn ở mức 28% tương đối cao so với các nước trong khu vực như: Singapore, Thái Lan...
Tuy nhiên, mức thuế TNDN đã giảm xuống còn 25% vào đầu năm 2009.
- Chính sách đất đai và khuyến khích đầu tư: Phú Thọ đã quy định rõ ràng đối
với từng loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, theo quy hoạch tổng thể của Phú Thọ. Có mức thuế ưu đãi đối với các DNN&V khi thuê đất làm trụ sở, xây dựng nhà xưởng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra các khu công nghiệp của Phú Thọ cũng có những chính sách ưu đãi riêng cho các doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng.
- Về cơ sở hạ tầng: Phú Thọ là địa phương có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối
khá (ngoại trừ hạ tầng giao thông đường bộ), Hệ thống đường bộ, đường sắt nối với Hà Nội và các tỉnh lân cận; Hệ thống thông tin liên lạc, đường điện, mạng lưới cấp thoát nước tương đối thuận tiện... Tuy nhiên, việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật vẫn còn chưa theo kịp với yêu cầu của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương. Cước phí chi trả cho dịch vụ viễn thông vẫn vào loại cao. Intenet là một kênh thông tin mới, nhanh và phổ biến trong giao dịch phục vụ thu thập thông tin, nhưng giá cả và chất lượng của loại hình dịch vụ này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Chính sách về đào tạo nhân lực: Phú Thọ so với các địa phương khác có
thuận lợi hơn về nguồn nhân lực vì nhiều lý do: Thứ nhất, trên địa bàn tỉnh có 05 trường Đại Học, Cao đẳng, trên 20 trường Trung học chuyên ngiệp và dạy nghề tương. Thứ hai, các trung tâm đào tạo và trung tâm xúc tiến, giới thiệu việc làm đã góp phần rất lớn cho việc đầu tư công nghệ mới, nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng đảm bảo nhu cầu của các DNN&V. Thứ ba, về khoảng cách, Phú Thọ gần với Thủ đô Hà Nội giao thông thuận tiện là lợi thế để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao. Ngoài ra, tỉnh cũng có những chính sách ưu tiên về đất đai và dành nhiều hỗ trợ khác cho các trường Đại học, Cao đẳng và trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh.